Mẫu kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn huyện được lập để định hướng việc sử dụng đất rừng một cách hợp lý, đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Kế hoạch này tuân thủ quy định của pháp luật và góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương.
Mẫu kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn huyện
1. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là gì?
Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là việc thay đổi chức năng của một khu rừng từ mục đích bảo vệ và phát triển rừng sang mục đích khác như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, hoặc các mục đích sử dụng đất khác.
Ví dụ: Chuyển một khu rừng phòng hộ thành khu dân cư, chuyển một khu rừng sản xuất thành khu công nghiệp.
2. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn huyện tại Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP có những nội dung nào?
Mẫu số 04 này thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin chung: Tên huyện, thời gian lập kế hoạch, cơ quan chủ trì xây dựng.
- Tình hình hiện trạng rừng: Diện tích rừng hiện có, phân loại rừng, chất lượng rừng, các vấn đề tồn tại.
- Mục tiêu chuyển đổi: Mục tiêu cụ thể của việc chuyển đổi, các lợi ích dự kiến.
- Danh mục các dự án: Danh sách các dự án chuyển đổi, diện tích rừng dự kiến chuyển đổi, mục đích sử dụng mới.
- Các giải pháp: Các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.
- Thời gian thực hiện: Lộ trình thực hiện kế hoạch.
- Nguồn vốn: Nguồn vốn dự kiến cho việc thực hiện kế hoạch.
3. Mẫu kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn huyện
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
HUYỆN TUY ĐỨC |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /KH - UBND |
Tuy Đức, ngày tháng 12 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Giao rừng năm 2024 trên địa bàn huyện Tuy Đức
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Đất đai năm 2013;
Nghị định số 156/2018/NĐ - CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;
Nghị định số 43/2014/NĐ - CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai;
Nghị định số 01/2017/NĐ - CP, ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai;
Nghị định số 45/2014/NĐ - CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định về thu tiền sử dụng đất;
Nghị định số 24/2023/NĐ - CP, ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Nghị định số 63/2014/NĐ - CP, ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Thông tư số 30/2014/TT - BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
Thông tư số 09/2021/TT - BTNMT, ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi Luật đất đai;
Thông tư số 11/2019/TT - BKHĐT, ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả;
Quyết định số 112/2008/QĐ - BNN, ngày 19/11/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng;
Thông tư số 33/2018/TT - BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;
Quyết định số 2195/QĐ - UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1474/QĐ - UBND ngày 08/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông;
Quyết định số 87/QĐ - UBND, ngày 19/01/2021 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc điều chỉnh cục bộ ba loại rừng tỉnh Đăk Nông;
Quyết định số 1571/QĐ - UBND, ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;
Quyết định số 2079/QĐ - UBND, ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Tuy Đức;
Quyết định số 92/QĐ - UBND, ngày 07/02/2023 của UBND huyện Tuy Đức, về việc phê duyệt số liệu diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện Tuy Đức có đến ngày 31/12/2022;
Công văn số 1845/SNN - KL ngày 03/8/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khẩn trương hoàn thành Kế hoạch giao rừng năm 2023 và xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng năm 2024,
II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI:
- Vị trí địa lý:
Huyện Tuy Đức nằm ở phía Tây của tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích tự nhiên là 111.924,42 ha, chiếm 16,84% diện tích toàn tỉnh, với 06 đơn vị hành chính: Xã Đắk Búk So, xã Đắk R’Tih, xã Đắk Ngo, xã Quảng Tâm, xã Quảng Tân và xã Quảng Trực. Có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Muldulkyri Vương quốc Campuchia;
- Phía Đông Nam giáp huyện Đăk R’Lấp;
- Phía Đông Bắc giáp huyện Đăk Song;
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước.
- Địa hình - địa chất:
Địa hình của Tuy Đức nhìn chung khá phức tạp, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 800 đến 1.200m và bị chia cắt mạnh, thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và chia thành 3 dạng địa hình chính gồm:
- Dạng cao nguyên Bazan: Phân bố ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc của huyện, có độ cao từ 700m - 900m thuộc địa bàn các xã Quảng Trực, Quảng Tân, Đăk Buk So, Quảng Tâm, Đăk R’Tih. Phần đỉnh cao nguyên tương đối ít dốc, song phần sường rất dốc và chia cách mạnh. Thảm thực vật chủ yếu là thảm cỏ, cây bụi, rừng lồ ô, tre nứa,…
- Dạng gò, đồi núi thấp: Phân bố ở phía Nam và Tây Nam của huyện, thuộc phần còn lại của xã Quảng Trực và toàn bộ xã Đăk Ngo. Độ cao trung bình từ 400m - 700m, độ dốc dưới 1.500m. Thảm thực vật chủ yếu là cây lâu năm, lúa nước, rừng trồng xen lẫn các trảng cỏ.
- Dạng thung lũng bồi tụ: Phân bố ven các dòng sông suối nhỏ hẹp, với độ dốc từ 0 - 80m, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ mẫu chất phù sa, dốc tụ.
- Thủy văn:
Hệ thống sông suối của Tuy Đức bắt nguồn từ phía Đông Bắc chảy về phía Tây Nam hoặc về phía Nam. Các sông, suối khá nhiều (mật độ sông suối bình quân đạt 1,06 km/km2), nhưng đa phần có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, lưu lượng dòng chảy phụ thuộc nhiều vào chế độ mưa. Các sông, suối chính trên địa bàn huyện, gồm:
- Suối Đăk R’tih bắt nguồn từ xã Đắk Buk So đến hết xã Quảng Tân, diện tích lưu vực là 200,2 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 194 km.
- Suối Đắk R’Lấp bắt nguồn từ xã Đắk R’Tih qua các xã Quảng Tân, Quảng Tín, với diện tích lưu vực 277,5 km2, tổng chiều dài sông chính và các nhánh khoảng 250 km.
- Suối Đắk Buk So chảy theo ranh giới huyện Tuy Đức với huyện Đắk Song, thuộc các xã Đắk Buk So, Đắk R’tih, Quảng Tân với diện tích lưu vực khoảng 98 km2, tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 112 km.
- Suối Đắk G’lun bắt nguồn từ ranh giới giữa huyện Tuy Đức với Campuchia và huyện Đắk Song, thuộc các xã Đắk Buk So, Quảng Trực và Quảng Tín, với diện tích lưu vực là 197 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 208 km.
- Suối Đắk Huýt chạy dọc theo ranh giới giữa huyện Tuy Đức với Campuchia, thuộc xã Quảng Trực, với diện tích lưu vực là 168,1 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 149,7 km.
- Suối Đắk R’Keh, thuộc xã Quảng Trực, diện tích lưu vực là 178 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 188 km.
- Suối Đắk Yeul thuộc xã Quảng Trực, diện tích lưu vực là 143 km2 với tổng chiều dài suối chính và các nhánh khoảng 188 km.
Nhìn chung, hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Tuy Đức được phân bổ đều khắp ở các khu vực trong huyện, với tổng lượng mưa trong năm vào khoảng 2,58 tỷ m3, góp phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Đặc điểm kinh tế, xã hội:
Huyện Tuy Đức có trên 64 ngàn người với 23 dân tộc cùng sinh sống, gồm dân tộc Kinh, Mnông, Ê đê, Hmông, Tày, Nùng, Dao, Thái,...Tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 44,21% và tỷ lệ dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 22,39% tổng dân số toàn huyện.
Tình trạng người dân di cư đến địa bàn huyện ngày càng nhiều chủ yếu là từ các tỉnh phía Tây Bắc, từ Miền tây Nam bộ và các huyện lân cận của tỉnh Bình Phước di cư lên sinh sống trên địa bàn.
Hiện tại trên địa bàn huyện việc phát triển các cụm công nghiệp còn rất hạn chế, chưa có các doanh nghiệp chế biến lâm sản để phục vụ cho việc thu mua các sản phẩm là cây rừng trồng trên địa bàn. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp nên sức ép về dân số, nhu cầu đất sản xuất là rất lớn.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG:
- Hiện trạng tài nguyên rừng và đất quy hoạch phát triển rừng:
- Theo Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, tổng diện tích quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn huyện Tuy Đức là 60.960,02 ha (Chiếm 54,47% tổng diện tích tự nhiên), trong đó: Quy hoạch rừng phòng hộ: 12.987,79 ha, quy hoạch rừng sản xuất: 47.972,23 ha, quy hoạch rừng đặc dụng: 0 ha.
- Hiện trạng rừng tài nguyên rừng (tính đến thời điểm 31/12/2022);
+ Đất có rừng 54.081,99 ha: Diện tích rừng tự nhiên 38.626,21ha, diện tích rừng trồng 15.455,78 ha (trong đó có 8.662,95 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng các loài cây đặc sản…).
+ Đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp 16.088,41ha.
* Nguồn số liệu theo Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của UBND huyện Tuy Đức, về việc phê duyệt số liệu diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp tính đến 31/12/2022 trên địa bàn huyện Tuy Đức.
(Chi tiết tại biểu 01 đính kèm)
- Việc giao rừng, cho thuê rừng:
+ Diện tích đã giao, cho thuê để các chủ rừng quản lý là 52.407,98 ha; diện tích chưa giao, chưa thuê do UBND cấp xã đang trực tiếp quản lý là 16.162,63 ha (rừng tự nhiên: 42,8 ha, rừng trồng: 8.217,19 ha, đất chưa có rừng: 7.409,02 ha).
(Chi tiết tại biểu 02 đính kèm)
+ Toàn huyện có 37 đơn vị chủ rừng là các công ty, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp thuê đất, ban quản lý rừng phòng hộ, cộng đồng thôn bon, hộ gia đình: 01 Công ty nhà nước (Công ty TNHH MTV LN Nam Tây Nguyên); 02 Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH Thác Mơ; BQL RPH Vành Đai Biên Giới); 04 Đơn vị vũ trang (BCH Bộ đội biên phòng; BCH quân sự tỉnh Đăk Nông; Trung đoàn 720; Trung đoàn 726); 16 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng (Công ty Mắc Ca Nữ Hoàng ; Công ty Kiến Trúc Mới; Công ty CP Ngọc Biển; Công ty TNHH Khang Nam; Công ty Phúc Lâm Thành; Công ty Bảo Châu; Công ty TNHH Công Long; Công ty Hoàng Thiên; Công ty TNHH Huy Du; Công ty Long Sơn; Công ty Minh Phúc; Công ty Phi Long; Công ty Thiện Hưng; Công ty Việt Can; DNTN Thái Lan; NLT cao su Tuy Đức); 06 cộng đồng dân cư (Bon Bu Koh; Bon Bu Nơr A&B; Bon Bu Nung; Bon Mê Ra - Bu Dơng; Bon Bu Gia; Bon Điêng Đu); 08 hộ gia đình, cá nhân.
+ 06 đơn vị là UBND các xã: Xã Đăk Buk So, Đăk Ngo, Đăk R'tih, Quảng Tâm, Quảng Tân và xã Quảng Trực thực hiện việc quản lý đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê do UBND cấp xã quản lý.
( Chi tiết có biểu 03 đính kèm)
+ Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện là 3.954,33 ha, trong đó: quy hoạch quản lý bảo vệ rừng: 2.664,01ha, quy hoạch trồng rừng: 202,42 ha, quy hoạch khác: 1.087,9 ha.
( Chi tiết có biểu 04 đính kèm)
- Thực trạng công tác bảo vệ, phát triển rừng:
- Diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng do UBND các xã quản lý trên địa bàn huyện lớn, phân bố rải rác, nhỏ lẻ, nhiều diện tích nằm trong diện tích nương rẫy người dân xâm canh trong đất quy hoạch phát triển rừng để sản xuất nông nghiệp; địa hình phức tạp, đường xá đi lại rất khó khăn do đó việc quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.
- Các năm gần đây tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản vẫn diễn biến phức tạp, nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để.
- Lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng yếu cả về số lượng và chất lượng. Nghiệp vụ về quy hoạch phát triển rừng hạn chế đặc biệt trong việc xử lý vụ việc. Một số đơn vị chủ rừng ít quan tâm công tác bảo vệ rừng.
- Lực lượng bảo vệ rừng của UBND các xã chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm (Công an xã, Dân quân xã). Trong khi lực lượng Kiểm lâm mỏng, do đó công tác tuần tra, kiểm tra rừng gặp rất nhiều khó khăn. Chính quyền các xã tuy đã vào cuộc nhưng vẫn còn một số xã việc vào cuộc không quyết liệt, còn mang tính chất đối phó.
- Phần lớn diện tích đất quy hoạch phát triển rừng chưa có rừng đã bị người dân xâm canh, lấn chiếm, sử dụng trồng cây nông nghiệp, việc thu hồi để trồng rừng người dân không hợp tác, việc hợp tác phát triển rừng người dân không mặn mà do hiệu quả kinh tế rừng chưa cao.
- Tình trạng dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Tây Nam Bộ vào địa bàn, người dân di cư nội vùng để phá rừng lấy đất sản xuất và sinh sống trong rừng, gần rừng ngày càng nhiều, đặc biệt tại các xã Đắk Ngo, Quảng Trực. Tuy nhiên việc nắm bắt, thống kê các hộ gia đình, cá nhân này gặp rất nhiều khó khăn.
- Công tác giao rừng trên địa bàn đã được triển khai thực hiện; việc thực hiện giao rừng đòi hỏi nhiều thời gian và có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân và có cơ chế đột phá để người dân ổn định cuộc sống từ rừng.
- Công tác phát triển rừng trên địa bàn huyện trong thời gian qua đạt kết quả nhất định (năm 2016: 192,506 ha; năm 2017: 14,59 ha; năm 2018: 452,389
ha; năm 2019: 55,32 ha; năm 2020: 46 ha, năm 2021: 73,748 ha, năm 2022: 692,953 ha; năm 2023: 931,809 ha). Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp không có rừng các doanh nghiệp dự kiến trồng rừng đang bị người dân xâm canh lấn chiếm, gây khó khăn trong công tác bảo vệ rừng; diện tích trồng rừng đa số là diện tích người dân tự bỏ vốn trồng rừng.
- Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Cấp ủy, chính quyền địa phương nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn không giải quyết dứt điểm được tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, công tác phát triển rừng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
- Đánh giá về công tác quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng đã giao cho công đồng dân cư:
Tổng diện tích đã giao và tạm giao cho cộng đồng quản lý bảo vệ: 3.376,25 ha, trong đó: giao cho cộng đồng 02 Bon Bu - Nơr (A&B) thôn 6 xã Quảng Tâm: 1.016 ha, tạm giao cho cộng đồng 02 Bon Mê - Ra và Bu - Dưng thôn 4 xã Đăk R’tih: 1.110 ha và giao cho cộng đồng Bon Bu Koh thôn 5 xã Đăk R’tih: 1.198,0 ha, giao cho cộng đồng Bon Bu Nung xã Quảng Trực: 52,25 ha.
* Mặt đạt được:
- Số vụ vi phạm lâm luật trên diện tích rừng và đất rừng được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ là rất ít so với diện tích rừng và đất rừng cho các doanh nghiệp thuê để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp.
- Công tác tuần tra quản lý bảo vệ rừng đã được phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng và các cơ quan chức năng như Hạt kiểm lâm, Ban lâm nghiệp xã…
- Cộng đồng được hưởng lợi từ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng và Chương trình lâm nghiệp bền vững theo Nghị đinh 75/2015/NĐ-CP phần nào tạo động lực cho người dân trong cộng đồng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, đồng thời cộng đồng có thêm kinh phí để thực hiện trồng rừng trên diện đất trống quy hoạch phát triển rừng.
* Tồn tại, hạn chế:
- Chuyên môn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư còn yếu vì vậy rất khó khăn cho cộng đồng trong việc phát hiện, xử lý các vụ vi phạm lâm luật.
- Khó khăn trong việc xử lý các vụ vi phạm: cộng đồng còn nể nang, sợ liên lụy vì thế cộng đồng phát hiện nhưng không xử lý hoặc xử lý nhưng qua loa.
- Tuy diện tích rừng giao cho cộng đồng ít bị chặt phá nhưng nếu không có cơ chế hưởng lợi hợp lý thì nguy cơ diện tích rừng cộng đồng bị chặt phá là không tránh khỏi.
- Thu nhập từ rừng cộng đồng thông qua việc hỗ trợ từ kinh phí dịch vụ môi trường rừng vẫn còn thấp (khoảng 900.000 đồng/ha/năm) chưa thực sự giúp cộng đồng thoát nghèo.
- Thực trạng khu rừng đưa vào xây dựng kế hoạch giao rừng:
Diện tích 225,23 ha rừng cộng đồng bon Mê ra - Bu Dơng được tạm giao quản lý bảo vệ theo Công văn số 280/UBND-NL, ngày 18/10/2006 của UBND huyện Đăk R'lấp. UBND huyện Tuy Đức đã đưa diện tích rừng này vào Kế hoạch giao rừng năm 2022 và đã được UBND tỉnh Đăk Nông phê duyệt tại Quyết định số 663/QĐ - UBND, ngày 04/4/2022. Tuy nhiên, UBND huyện không triển khai thực hiện được do một số nguyên nhân như sau:
- Định mức kinh tế - Kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng, ban hành kèm Quyết định số 112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thống nhất, đồng bộ định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ngành Tài nguyên và môi trường; định mức thấp, chưa đảm bảo nhu cầu thực tế công tác giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện.
- Ngày 07/02/2023, UBND huyện đã có Báo cáo số 37/BC-UBND về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch giao rừng năm 2022 trong đó có nội dung kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh cho phép UBND huyện thực hiện Kế hoạch giao rừng năm 2022 được tiếp tục triển khai thực hiện trong năm 2023. Tuy nhiên đến nay, UBND huyện không nhận được ý kiến phản hồi.
- Sự cần thiết tăng cường công tác giao rừng:
Nhằm tổ chức quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND cấp xã đang quản lý và diện tích rừng đã tạm giao cho cộng đồng dân cư, đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ quản lý theo quy định tại Điều 24 Luật Lâm nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện có và phát huy sử dụng tối đa lợi thế của rừng, tiềm năng lao động ở địa phương góp phần tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, giúp người dân yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống.
IV. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
- Mục tiêu:
Trong năm 2024 thực hiện giao diện tích 225,23 ha cho cộng đồng dân cư (Cộng đồng bon Mê ra diện tích 92,3 ha, cộng đồng bon Bu Dơng diện tích 132,93 ha) để tổ chức quản lý bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc, yêu cầu:
a) Nguyên tắc:
- Việc giao rừng phải phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất huyện Tuy Đức.
- Không giao diện tích rừng đang có tranh chấp.
- Thống nhất, đồng bộ với giao đất.
- Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
- Thời hạn, hạn mức giao rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất.
- Việc giao rừng phải đúng thẩm quyền.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
- Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu:
- Phạm vi ranh giới khu rừng giao phải phù hợp với ranh giới quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Đăk Nông.
- Vị trí, ranh giới, diện tích loại rừng được giao phải đảm bảo đúng giữa hồ sơ, bản đồ và ngoài thực địa.
- Thiết lập đầy đủ hồ sơ, bản đồ giao rừng, giao đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức bàn giao thực địa cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư để quản lý theo quy định pháp luật.
- Việc giao rừng phải đảm bảo công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
V. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
- Cơ sở thực tiễn:
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch 03 loại rừng trên huyện Tuy Đức là 60.960,02 ha trong đó: Quy hoạch rừng phòng hộ: 12.987,79 ha, quy hoạch rừng sản xuất: 47.972,23 ha, quy hoạch rừng đặc dụng: 0 ha.
- Quyết định số 92/QĐ-UBND, ngày 07/02/2023 của UBND huyện Tuy Đức, về việc phê duyệt số liệu diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện Tuy Đức có đến ngày 31/12/2022: Diện tích đất có rừng trong quy hoạch 54.081,99 ha (Rừng tự nhiên 38.626,21ha;rừng trồng 15.445,78 ha); đất lâm nghiệp chưa có rừng 15.488,13ha.
- Diện tích 225,23 ha rừng đã được tạm giao cho cộng đồng bon Mê ra - Bu Dơng quản lý bảo vệ theo Công văn số 280/UBND-NL, ngày 18/10/2006 của UBND huyện Đăk R'lấp.
- Kế hoạch giao rừng năm 2024:
2.1. Diện tích thực hiện:
- Trên cơ sở nhu cầu đăng ký giao rừng của UBND cấp xã, tổng diện tích thực hiện giao rừng năm 2024 là 225,23 ha, hiện trạng: đất có rừng tự nhiên; (Số liệu hiện trạng theo Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 07/02/2023 của UBND huyện Tuy Đức).
- Phân theo từng loại rừng: Rừng sản xuất.
- Phân theo hiện trạng rừng: Rừng tự nhiên.
2.2. Kế hoạch giao rừng:
- Giao cộng đồng dân cư bon Mê ra diện tích 92,3 ha và cộng đồng bon Bu Dơng diện tích 132,93 ha. Hiện trạng khu rừng dự kiến giao: Đất có rừng tự nhiên 225,23 ha, quy hoạch: Rừng sản xuất.
(Chi tiết có phụ biểu 5a, 5b đính kèm)
- Kinh phí thực hiện:
3.1. Khái toán vốn đầu tư:
- Các định mức kinh tế kỹ thuật được áp dụng để khái toán vốn đầu:
+ Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ, quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
+ Quyết định số 112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng.
+ Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, ngày 28/02/2020 của Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
+ Thông tư số 11/2019/TT - BKHĐT, ngày 16/12/2019 của Bộ Kế hoạch đầu tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.
+ Quyết định số 79/QĐ-BXD. ngày 15/02/ 2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
- Về định mức áp dụng:
Cộng đồng dân cư, áp dụng Bảng 1: Định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp giao, cho thuê rừng tự nhiên đồng thời với giao, cho thuê đất đối với hộ gia đình hoặc cộng đồng, theo quy định tại Khoản 1 Chương III, Quyết định số 112/2008/QĐ-BNN, ngày 19/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT để tính toán.
- Khái toán kinh phí thực hiện: 254.826.448 đồng (Hai trăm năm mươi bốn triệu tám trăm hai mươi sáu nghìn bốn trăm bốn mươi tám đồng).
3.2. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước (Ngân sách huyện). (Chi tiết có biểu 06, 07, 08 đính kèm)
VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Để thực hiện hiệu quả kế hoạch giao rừng, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã và toàn thể nhân dân; việc thực hiện các giải pháp, cơ chế chính sách phải phù hợp với đặc điểm, thực trạng quản lý tại địa phương. Một số giải pháp chính thực hiện như sau:
- Thẩm quyền giao rừng:
Theo quy định tại Điều 23, Luật Lâm nghiệp, quy định thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng như sau:
- Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
+ Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
+ Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
- Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và UBND huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
- Hình thức, đối tượng được giao rừng:
Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng (quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp).
- Hạn mức giao rừng:
Đối với cộng đồng dân cư căn cứ vào đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư và năng lực quản lý rừng bền vững của cộng đồng dân cư.
- Thời hạn giao rừng:
Thời hạn giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư và các tổ chức là không quá 50 năm kể từ ngày giao, cho thuê.
Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng (chủ rừng) có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng chấp hành đúng pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giao để tiếp tục quản lý.
- Quy trình giao rừng năm 2024:
5.1. Xây dựng Kế hoạch giao rừng:
Ủy ban nhân dân huyện có văn bản số 1502/UBND-NN về việc đăng ký nhu cầu giao rừng năm 2024; văn bản số 1668/UBND - NN, ngày 12/9/2023 về việc đôn đốc đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng năm 2024.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị đăng ký Kế hoạch giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp năm 2024 của UBND huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của địa phương theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ủy ban nhân dân huyện căn cứ nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã, tổng hợp xây dựng Kế hoạch giao rừng năm 2024 trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt để thực hiện.
5.2. Trình tự các bước thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư:
a) Bước 1: Đo đạc, lập bản bản đồ khu đất, đánh giá đặc điểm khu rừng:
UBND huyện lựa chọn đơn vị tư vấn chuyên ngành về lâm nghiệp khảo sát, đo đạc, lập bản đồ khu đất, đánh giá đặc điểm khu rừng để thiết kế sơ đồ giao rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.
Quá trình đo đạc khu đất, đánh giá đặc điểm khu rừng phải có sự tham gia của các hộ dân, cộng dân dân cư, chủ rừng.
Bản đồ sử dụng trong giao rừng, cho thuê rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo quy định hiện hành.
Thẩm định kết quả đánh giá đặc điểm khu rừng: Sau khi đơn vị tư vấn đo đạc, đánh giá đặc điểm khu rừng xong, tổng hợp kết quả đo vẽ bản đồ trên địa bàn xã, báo cáo chủ đầu tư. UBND huyện giao tổ công tác giao rừng huyện thẩm định kết quả đánh giá đặc điểm khu rừng của đơn vị tư vấn.
b) Bước 2: Nộp hồ sơ và tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ đề nghị giao rừng.
Hội đồng giao rừng cấp xã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư viết đơn đề nghị giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng theo Mẫu số 03, Phụ lục II kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP; đồng thời kiểm tra, xác minh hướng dẫn cộng đồng dân cư hoàn thiện hồ sơ giao rừng. Cụ thể:
- Kiểm tra, xác minh năng lực của cộng đồng dân cư, như: tính hợp pháp, hợp lý, điều kiện về nhân lực, vật lực của cộng đồng dân cư.
- Kiểm tra, xác minh tại hồ sơ và thực địa về vị trí, ranh giới, hiện trạng, tình trạng quy hoạch, tình trạng tranh chấp khu đất, khu rừng. Việc kiểm tra được lập thành biên bản (có sự tham gia của cộng đồng nhận đất, nhận rừng hoặc các hộ dân canh tác liền kề), có sơ đồ vị trí kèm theo.
Hội đồng giao rừng cấp xã hướng dẫn cộng đồng dân cư hoàn thiện hồ sơ, nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 05 bộ hồ sơ đề nghị giao rừng tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (thông qua bộ phận một cửa), hồ sơ gồm: Đơn đề nghị giao rừng theo Mẫu số 03, Phụ lục II kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, biên bản kiểm tra, xác minh, sơ đồ vị trí. Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, UBND xã xác nhận vào đơn đề nghị giao rừng của cộng đồng dân cư; chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ( Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tham mưu theo quy định.
c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ về giao rừng
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp (Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT) có ý kiến bằng văn bản về vị trí, diện tích, hiện trạng, tình trạng quy hoạch của hồ sơ giao rừng.
d) Bước 4: Quyết định giao rừng
Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được Tờ trình hồ sơ giao rừng do cơ quan chức năng cấp huyện chuyển đến, xem xét quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư. Quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư được gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan chức năng cấp huyện và cộng đồng dân cư. Quyết định về giao rừng cho cộng đồng dân cư theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
e) Bước 5: Quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau khi nhận ý kiến của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp về thông tin hồ sơ giao rừng, Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tuy Đức và các đơn vị có liên quan kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ giao rừng, lập thủ tục trình UBND huyện xem xét quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư thôn; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính hoặc cơ sở dữ liệu địa chính.
Sau khi nhận được hồ sơ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện ban hành quyết định cấp Giấy chứng nhận theo đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường.
g) Bước 6: Bàn giao đất, rừng tại thực địa
- Uỷ ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm:
+ Thông báo và đôn đốc cộng đồng dân cư thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
+ Tổ chức bàn giao rừng ngoài thực địa có sự tham gia của cơ quan chức năng và các chủ rừng có chung ranh giới; lập biên bản bàn giao rừng giữa Uỷ ban nhân dân cấp xã với cộng đồng dân cư.
- Cộng đồng dân cư ngay sau khi nhận rừng tại thực địa có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới.
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu cộng đồng dân cư không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc cộng đồng dân cư không được giao rừng.
- Quyền, nghĩa vụ và chính sách hưởng lợi của chủ rừng:
Thực hiện theo quy định tại Điều 73, Điều 74 và Điều 86 Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các quy định pháp luật hiện hành khác, cụ thể như sau:
* Quyền chung của chủ rừng:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
- Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
- Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
- Được hướng dẫn sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác dưới tán rừng, chăn thả gia súc theo Quy chế quản lý rừng; được hỗ trợ phát triển kinh tế rừng, hỗ trợ phục hồi rừng bằng cây lâm nghiệp bản địa;
- Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
- Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ giao cho cộng đồng dân cư.
- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng là rừng tín ngưỡng theo quy định tại Điều 52, rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 55, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này; được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng do chủ rừng đầu tư.
- Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
- Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
* Nghĩa vụ chung của chủ rừng:
- Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
- Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
- Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
- Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
- Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện, thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm duy trì diện tích rừng được giao;
- Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư;
- Không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng rừng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng.
- Đào tạo, tuyên truyền
- Đào tạo năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng để từng bước tự tổ chức, giám sát và thực hiện phương án giao rừng, cho thuê rừng.
- Tập huấn áp dụng kỹ thuật lâm sinh, nghiệp vụ bảo vệ và phát triển rừng cho các thành phần kinh tế (nhất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) khi nhận rừng nhằm sử dụng rừng có hiệu quả.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các thành phần kinh tế những chính sách của nhà nước về giao rừng; quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng khi nhận rừng.
- Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Xây dựng hệ thống hồ sơ, sổ sách và cơ sở dữ liệu về giao rừng và các chủ rừng để quản lý và cập nhật.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rừng.
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đơn giản phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để giúp các chủ rừng sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên các diện tích đã được giao.
- Hợp tác, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng của các Dự án hiện đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Tính hiệu quả của thực hiện kế hoạch:
- Hiện nay, diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng do UBND xã quản lý nhưng kinh phí, nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa được đảm bảo. Do đó khi thực hiện kế hoạch giao rừng thì diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng thực sự có chủ; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sẽ phát huy tính hiệu quả.
- Khi thực hiện giao rừng thì sẽ tạo được việc làm và thu nhập cho người dân góp phần ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo; diện tích rừng được bảo vệ và phát triển góp phẩn bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước và khi diện tích rừng, đất quy hoạch phát triển rừng được giao sẽ hạn chế rừng bị phá, đất lâm nghiệp tranh chấp nên công tác anh ninh, trật tự được ổn định góp phần bảo đảm về quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Tuy nhiên, để Kế hoạch thực hiện có tính khả thi cao, cần có hướng dẫn thống nhất giữa ngành Tài nguyên môi trường và ngành Nông nghiệp để thống nhất xây dựng, thực hiện đồng bộ việc giao đối với cả diện tích đất có rừng và diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp để thực hiện.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổng hợp nhu cầu đăng ký giao rừng của UBND xã; tham mưu UBND huyện xây dựng Kế hoạch giao rừng trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; công khai Kế hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện giao rừng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch giao rừng sau khi được phê duyệt.
- Có ý kiến bằng văn bản về thông tin hồ sơ giao rừng về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để hoàn thiện, tham mưu quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành bàn giao diện tích rừng tại thực địa theo Quyết định giao đất, giao rừng.
- Thực hiện theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư sau khi được giao rừng.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện Kế hoạch giao rừng trên địa bàn huyện.
- Kiểm tra, hoàn thiện, thẩm định hồ sơ, thủ tục trước khi trình UBND huyện ban hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tham mưu cho UBND huyện xem xét quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành bàn giao diện tích đất tại thực địa theo Quyết định giao đất, giao rừng.
- Theo dõi, giám sát việc sử dụng đất của cộng đồng dân cư sau khi được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai:
- Phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thẩm định hồ sơ giao rừng của cộng đồng dân cư trước khi trình UBND huyện quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Phối hợp với đơn vị tư vấn trong quá trình đo đạc, trích lục bản đồ giao rừng cho cộng đồng dân cư.
- Tham gia bàn giao diện tích đất, diện tích rừng tại thực địa theo Quyết định giao rừng.
- Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Đức - Đăk R’lấp:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện Kế hoạch giao rừng trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến bằng văn bản về thông tin hồ sơ khu rừng gửi phòng Tài nguyên và Môi trường huyện theo quy định.
- Tham gia bàn giao diện tích đất, diện tích rừng tại thực địa theo Quyết định giao đất, giao rừng.
- Tuyên truyền, vận động, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng sau khi được giao rừng. Hướng dẫn cộng đồng dân cư đăng ký, áp dụng các chính sách bảo vệ, phát triển rừng hiện hành. Kịp thời phát hiện, lập hồ sơ xử lý đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp và các quy định khác có liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Tham mưu cho UBND huyện bố trí, cấp đủ kinh phí giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sau khi giao (nếu có);
- Trung tâm Văn hóa thể thao và Truyền thông:
Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm và các đơn vị liên quan thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư những chính sách của nhà nước về giao rừng; quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đưa tin, viết bài để phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; cổ vũ những địa phương, đơn vị, cá nhân có thành tích, phê phán những địa phương, đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các Hội, Đoàn thể:
- Có Kế hoạch cụ thể để tổ chức tuyên truyền vận động, thuyết phục đoàn viên, hội viên và tầng lớp nhân dân tự giác chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giao rừng; bảo vệ và phát triển rừng.
- Phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Đức - Đăk R’lấp tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và tăng cường phối hợp thực hiện công tác giao rừng ở địa phương, đồng thời tăng cường chức năng giám sát thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức theo hướng lâm nghiệp cộng đồng.
- Ủy ban nhân dân xã Đăk R’tih:
- Thành lập Hội đồng giao rừng cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên là cán bộ Kiểm lâm địa bàn, Địa chính, đại diện của Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Bí thư chi bộ Bon ( Bon có cộng đồng dân cư nhận rừng),...để tham mưu UBND xã thực hiện nhiệm vụ giao rừng.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về giao rừng, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng đến mọi người dân.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng dân cư hoàn thiện hồ sơ xin giao rừng.
- Tiếp nhận, xét duyệt, xác nhận đơn xin giao rừng của cộng đồng dân cư; Hoàn chỉnh hồ sơ giao rừng chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện các bước tiếp theo.
- Tham gia bàn giao diện tích đất, diện tích rừng tại thực địa theo Quyết định giao đất, giao rừng.
- Lưu trữ, quản lý 01 bộ hồ sơ giao rừng.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác đất đai, quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư sau khi được giao rừng.
- Lập hồ sơ xử lý nếu xảy ra vi phạm về lĩnh vực đất đai.
- Hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời để cộng đồng dân cư thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp để người dân trên địa bàn biết, thực hiện.
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
- Kết luận:
Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian qua và xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, việc xây dựng Kế hoạch giao rừng năm 2024 trên địa bàn huyện Tuy Đức là cấp thiết. Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch sẽ từng bước hoàn thiện công tác quản lý bảo vệ gắn với phát triển rừng bền vững tài nguyên rừng, góp phần thực hiện thành công chương trình phát triển quy hoạch phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Kế hoạch giao rừng được xây dựng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và sự tham gia mọi thành phần kinh tế vào tiến trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý rừng cũng như bảo đảm cho rừng có chủ thực sự, góp phần giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng phá rừng cũng như lấn chiếm đất rừng đang diễn ra trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở tính toán hiệu quả của 3 lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường cho thấy việc quản lý rừng thu hút được nhiều thành phần tham gia có tính khả thi cao khi gắn việc bảo vệ rừng với lợi ích của các chủ thể quản lý, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Kiến nghị:
Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch giao rừng năm 2024, UBND huyện Tuy Đức kính đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông xem xét thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định./.
Nơi nhận: - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đăk Nông; - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông; - Chủ tịch, các PCT.UBND huyện; - CVP, các PCVP. HĐND - UBND huyện; - Các phòng: NN&PTNT; TN&MT; TC-KH; - Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện và các Hội, đoàn thể; - Trung tâm VHTT&TT; - Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tuy Đức; - Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Đức - Đăk R’lấp; - UBND xã Đăk R’tih; - Lưu: VT, NN. |
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Vĩnh Phú |
4. Việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được thực hiện như thế nào?
4.1. Xây dựng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về tình hình rừng, đất đai, dân cư, kinh tế - xã hội của địa phương.
Phân tích đánh giá: Phân tích đánh giá tác động của việc chuyển đổi đến môi trường, kinh tế - xã hội.
Xây dựng phương án: Xây dựng các phương án chuyển đổi phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế.
Lập kế hoạch: Lập kế hoạch chi tiết, bao gồm các nội dung đã nêu ở trên.
Công khai, lấy ý kiến: Công khai kế hoạch để lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng.
Phê duyệt: Kế hoạch được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4.2. Điều chỉnh kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Xác định nhu cầu điều chỉnh: Khi có những thay đổi về tình hình thực tế hoặc chính sách, cần xem xét điều chỉnh kế hoạch.
- Thực hiện điều chỉnh: Tiến hành điều chỉnh kế hoạch theo quy trình tương tự như khi xây dựng kế hoạch mới.
- Phê duyệt điều chỉnh: Điều chỉnh kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Những yếu tố cần lưu ý khi chuyển đổi:
- Đảm bảo tính bền vững: Chuyển đổi phải đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực: Phải có các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, khí hậu, đa dạng sinh học và cuộc sống của người dân.
- Tham gia của cộng đồng: Cần có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn huyện. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận