Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay

Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn và sức khỏe cho nhân viên thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro. Kế hoạch bao gồm các hoạt động như đánh giá nguy cơ, đào tạo nhân viên và cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động.

Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay

Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay

1. Khi nào cần lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động?

Theo khoản 1 Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.

2. Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay

MẪU KẾ HOẠCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

….…….., [ngày] [tháng] [năm]

KẾ HOẠCH AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM……………..

Căn cứ Điều 76 của Luật An toàn Vệ sinh lao động năm 2015, Công ty……………….(“Công ty”) tiến hành lập kế hoạch thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động làm việc tại Công ty với các nội dung như sau:

I. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ

  1. Kiểm tra định kỳ công tác phòng cháy chữa cháy (“PCCC”) và các thiết bị PCCC thông qua việc thực hiện và lưu trữ hồ sơ đầy đủ mỗi tháng/lần – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  2. Tổ chức diễn tập, thoát hiểm định kỳ [03] lần/năm, trong đó bao gồm một lần diễn tập có sự hướng dẫn, giám sát của Cảnh sát PCCC – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  3. Tổ chức thực tập PCCC nội bộ theo định kỳ – [Nêu Phòng, Ban thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  4. Kiểm tra, thay thế các đèn thoát hiểm, bảng chỉ đường thoát hiểm cũ, mờ và vẽ lại mũi tên thoát hiểm, mũi tên chỉ bình chữa cháy, vạch vàng phân chia khu vực bị mờ – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  5. Theo dõi, nạp bình chữa cháy và bảo dưỡng thiết bị PCCC sau mỗi lần sử dụng hoặc định kỳ [03] tháng một lần – [Nếu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  6. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động như thiết bị đầu báo khói, hệ thống loa báo động định kỳ [06] tháng một

lần – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện).

  1. Tổ chức tập huấn công tác PCCC và cấp chứng nhận theo định kỳ hằng năm do Cảnh sát PCCC tại địa phương thực hiện – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm triển khai).
  2. [Các biện pháp khác, nếu có].

II. Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động

  1. Hằng tuần kiểm tra an toàn, vệ sinh và môi trường lao  động tại Công ty – [Nếu Phòng Ban, cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  2. Lập các báo cáo điều tra tai nạn lao động (nếu có) và báo cáo tình hình tai nạn lao động cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền - [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  3. Liên hệ với các tổ chức có chức năng để lập các báo cáo kết quả quan trắc môi trường, báo cáo quản lý chất thải nguy hại, nếu áp dụng để gửi về cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  4. Theo dõi kế hoạch và thực hiện việc kiểm định định kỳ đối với máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (nếu áp dụng) - [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  5. Liên hệ các tổ chức có chức năng thực hiện việc đo kiểm môi trường lao động hằng năm theo quy định của pháp luật an toàn vệ sinh lao động - [Nếu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  6. Kiểm tra tự đánh giá tình hình an toàn lao động và tiến hành biện pháp khắc phục - [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  7. [Các biện pháp cần thiết khác, nếu có].

III. Trang bị, cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động

Bảo đảm trang bị bảo hộ lao động cho người lao động được đầy đủ, đúng loại trong việc cấp phát, sử dụng và dự trữ sẵn sàng theo quy định của pháp luật lao động - [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện.

IV. Chăm sóc sức khỏe người lao động

  1. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hằng năm; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi thì được khám sức khỏe ít nhất [06] tháng một lần – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  2. Định kỳ hằng tuần kiểm tra danh mục, số lượng, hạn sử dụng và bổ sung tủ thuốc sơ cấp cứu tại nơi làm việc cho người lao động – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  3. Kiểm tra và ký lại hợp đồng hỗ trợ dịch vụ y tế theo định kỳ hằng năm nếu hết hạn – [Nếu Phòng, Ban cụ thể chịu trách - nhiệm thực hiện].
  4. Kiểm tra hằng ngày các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm tại nhà bếp, nhà ăn và ghi nhận vào sổ theo dõi 95 có ký xác nhận của đại diện nhà ăn. Nếu phát hiện những trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, bộ phận phụ trách có trách nhiệm báo cáo ngay về Phòng (an toàn lao động) để có biện pháp xử lý kịp thời - [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện).
  5. [Các hoạt động khác, nếu có].

V. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động

  1. Đảm bảo 100% người lao động mới vào làm việc tại Công ty được đào tạo kiến thức cơ bản được quy định trong nội quy của Công ty tại nơi làm việc, nhà máy, các chính sách về an toàn vệ sinh lao động – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  2. Tổ chức huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động cho người động theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện.
  3. Thuê đơn vị dịch vụ bên ngoài có chức năng đào tạo PCCC cho đội PCCC của Công ty – (Nếu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  4. Tổ chức lớp tập huấn PCCC nội bộ hằng năm cho người lao động - [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  5. Mua, dán các áp phích, tranh vẽ về tuyên truyền sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân an toàn lao động, vệ sinh lao động. bảo vệ môi trường tại nơi làm việc – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  6. Liên hệ, thuê đơn vị dịch vụ bên ngoài mở lớp đào tạo sơ cấp cứu tại nơi làm việc để xử lý các sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc – [Nêu Phòng, Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  7. Theo dõi, sắp xếp cho thành viên của mạng lưới an toàn vệ sinh viên, người lao động vận hành các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động tham gia huấn luyện cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ, huấn luyện định kỳ theo thời hạn của chứng nhận, chứng nhận - [Nêu Phòng Ban cụ thể chịu trách nhiệm thực hiện].
  8. [Các hoạt động tuyên truyền khác, nếu có].

Trên đây là kế hoạch chi tiết thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động. Người lao động và các bộ phận liên quan của Công ty có trách nhiệm thực hiện theo đúng kế hoạch để ra và báo cáo kết quả cho người có thẩm quyền phụ trách của Công ty.

Thời gian tổ chức thực hiện Kế hoạch bắt đầu từ tháng 01 năm…….. đến hết tháng 12 năm ……..

Thay mặt và đại diện cho Công ty

[Họ và tên]

[Tổng] Giám đốc

3. Các quy định cần biết về lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động

Theo Điều 76 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

- Hằng năm, người sử dụng lao động phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch thì phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.

- Việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở và dựa trên các căn cứ sau đây:

+ Đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

+ Kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động năm trước;

+ Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;

+ Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra.

- Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;

+ Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;

+ Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

+ Chăm sóc sức khỏe người lao động;

+ Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu kế hoạch an toàn vệ sinh lao động mới nhất hiện nay. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo