Mẫu Giấy khai sinh bản gốc và bản sao hiện hành 2024

Giấy khai sinh là giấy tờ tuỳ thân quan trọng và không thể thiếu của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh được chia ra làm 2 bản giấy khai sinh bản gốc và giấy khai sinh bản sao. Giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp 01 bản duy nhất.

Tuy nhiên, Nhà nước đã đề ra quy định cấp bản sao Giấy khai sinh đề phòng trường hợp mất, rách, hỏng...bản gốc. Giấy khai sinh bản sao là biểu mẫu giấy khai sinh được sao y từ giấy khai sinh bản gốc và có dấu đỏ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính pháp lý của giấy khai sinh. Mẫu Giấy khai sinh bản gốc và bản sao hiện hành được quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP, mẫu này cũng do Bộ Tư pháp in và phát hành. Qua bài viết dưới đây, các bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về mẫu Giấy khai sinh.

mau-giay-khai-sinh-ban-goc-va-ban-sao-hien-hanh-2024

Mẫu Giấy khai sinh bản gốc và bản sao hiện hành 2024

1. Giấy khai sinh bản gốc và bản sao là gì?

1.1. Khái niệm Giấy khai sinh bản gốc

Theo Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Giấy khai sinh chính là giấy tờ hộ tịch “gốc”, đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi cá nhân. Tất cả các giấy tờ của cá nhân đều phải “khớp” thông tin với Giấy khai sinh. Nếu sai, người dân phải căn cứ vào Giấy khai sinh để đính chính, điều chỉnh giấy tờ đó.

1.2. Khái niệm Giấy khai sinh bản sao

Khoản 1 và khoản 6 điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”
Như vậy căn cứ từ điều luật trên, bản sao giấy khai sinh là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong bản chính giấy khai sinh. Bản sao giấy khai sinh có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Mẫu Giấy khai sinh bản gốc và bản sao hiện hành

2.1. Mẫu Giấy khai sinh bản gốc

Theo Thông tư 04, Giấy khai sinh bản chính có mẫu như sau:

Mẫu Giấy Khai Sinh Bản Gốc Và Bản Sao Hiện Hành 2022

Mẫu Giấy khai sinh bản gốc hiện hành

Các thông tin trên Giấy khai sinh được cán bộ tư pháp – hộ tịch ghi theo thông tin mà người dân kê khai tại Tờ khai đăng ký khai sinh. Vì thế, cần đặc biệt lưu ý khai chính xác các thông tin sau:- Tên con không được quá dài;
  • Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; nếu cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;. 
  • Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh. 

          Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường            hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.

  • Quê quán của con được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán.

>>>Tham khảo chi tiết về: Thủ tục làm giấy khai sinh cho con mới nhất.

2.2. Mẫu Giấy khai sinh bản sao

Bên cạnh việc được cấp Giấy khai sinh bản chính, người dân cũng nên yêu cầu cấp thêm nhiều bản sao phòng trường hợp cần thiết, việc gấp hoặc bản chính bị mất, rảnh, ướt....

Bản Sao Giấy Khai Sinh

Mẫu Giấy khai sinh bản sao hiện hành

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định bản sao giấy khai sinh có giá trị pháp lý như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”

>>>Tham khảo chi tiết về: Thủ tục xin bản sao trích lục khai sinh mới nhất.

3. Hướng dẫn cách ghi Giấy khai sinh

Cách ghi giấy khai sinh mới nhất được hướng dẫn theo Điều 31, Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Cách ghi Giấy khai sinh được quy định như sau:

1. Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.

2. Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh được ghi bằng số và bằng chữ.

3. Mục Nơi sinh được ghi như sau:

a) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.

b) Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).

c) Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.

d) Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).

4. Mục Nơi cư trú được ghi như sau:

a) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.

b) Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

5. Mục Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.

6. Mục Nơi đăng ký khai sinh phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:

a) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).

b) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp (huyện, tỉnh).

c) Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện.

7. Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.

8. Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được phiên âm sang tiếng Việt (ví dụ: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ....); trường hợp không có phiên âm tiếng Việt thì viết theo phiên âm La-tinh (ví dụ: Osaka; New York....).

9. Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại mặt sau của Giấy khai sinh sử dụng để ghi chú nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.

10. Việc hướng dẫn ghi họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân, nơi đăng ký, địa danh, quốc gia, phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại Điều này được áp dụng để ghi thống nhất trong các Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác.

Bài viết trên đã nêu khái quát một số kiến thức cơ bản về Giấy khai sinh, kèm theo đó là Mẫu Giấy khai sinh bản gốc và bản sao hiện hành. Các bạn hãy giữ gìn Giấy khai sinh bản gốc cẩn thận, hạn chế sử dụng nhiều, không để nơi mối mọt, ẩm ướt...có thể ép plastic để đảm bảo tránh ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Nếu bị mất Giấy khai sinh các bạn có thể tham khảo thủ tục đăng ký lại khai sinh tại Công ty Luật ACC. Tuy nhiên, hầu hết mất giấy khai sinh bản gốc chỉ được cấp bản sao trích lục giấy khai sinh. Có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi.

✅ Dịch vụ:

⭕ Giấy khai sinh 

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết:

⭕ Thủ tục nhanh gọn

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo