Mẫu giấy giới thiệu là một văn bản thường được sử dụng thường xuyên của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước nhằm giới thiệu cán bộ, công nhân viên đi liên hệ công tác, làm việc để giải quyết các công việc cụ thể của công ty, tổ chức mình. ACC kính gửi đến Quý bạn đọc Mẫu giấy giới thiệu của cơ quan (Cập nhật mới nhất 2022). Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem lại nhiều thông tin cụ thể và chi tiết cho Quý bạn đọc.
Mẫu giấy giới thiệu của cơ quan (Cập nhật mới nhất 2022)
1. Giấy giới thiệu là gì ?
Giấy giới thiệu là một văn bản do một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (công ty) phát hành nhằm giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên đại diện công ty, cán bộ công chức, viên chức đại diện cho tổ chức đơn vị hoặc các trường hợp khác liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức được giới thiệu nhằm thực hiện các công việc cụ thể theo nội dung được ghi nhận trong giới thiệu.
Như vậy, người được giới thiệu là người đại diện hợp pháp cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giới thiệu. Họ có quyền thay mặt làm việc, ký kết các văn bản liên quan đến các nội dung được giới thiệu nhân danh tổ chức hoặc đơn vị giới thiệu.
2. Vai trò, mục đích sử dụng của giấy giới thiệu là gì ?
Giấy giới thiệu có các vai trò chính như sau:
+ Gúp tránh trường hợp giả mạo, mạo danh trong công tác hoặc gây nhầm lẫn đối với các đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân được giới thiệu.
+ Giúp các bên làm việc với đúng người có thẩm quyền hoặc có chuyên môn xử lý vấn đề đang gặp phái;
+ Giúp bên được giới thiệu tin tưởng và qua đó nhận được sự hỗ trợ hiệu quả trong thời gian làm việc;
+ Giấy giới thiệu là một tài liệu pháp lý quan trọng để giải trình các vấn đề khác liên quan khi xảy ra các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn của các bên.
3. Ý nghĩa của giấy giới thiệu là gì ?
Giấy giới thiệu (thư giới thiệu) bản chất là một văn bản cung cấp các thông tin cần thiết và cơ bản cho bên được giới thiệu. Thông qua giấy giới thiệu các bên có thể rút ngắn được thời gian tìm hiểu, thông tin về đối tác, đối phương. Do vậy, trước khi giới thiệu các đơn vị, tổ chức, cá nhân thường phải trao đổi qua điện thoại, thư điện tử hoặc các phương thức khác để làm rõ về vấn đề cần làm, cần giải quyết để người được giới thiệu có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình, còn đơn vị tiếp nhận người đến giải quyết hiểu rõ về đề, yêu cầu, mong muốn của bên được giới thiệu.
Trong nhiều trường hợp, không có giấy giới thiệu thì bên khách hàng, đối tác, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thể từ chối làm việc vì không rõ các thông tin của người được giới thiệu.
4. Mẫu giấy giới thiệu của công ty
CÔNG TY……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc |
….ngày…..tháng…..năm…….
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: ………………………………………
Công Ty chúng tôi trân trọng giới thiệu:…………………………………………
Ông (bà): ………………………………………………………………………….
Chức vụ: …………………………………………………………………………..
Được cử đến: ………………………………………………………………………
Về việc: ……………………………………………………………………………
Rất mong Quý cơ quan tạo điều kiện để ông (bà)…………………………………. hoàn thành nhiệm vụ.
Giấy giới thiệu này có giá trị đến hết ngày ……/……/20……
GIÁM ĐỐC/ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)
5. Các câu hỏi liên quan thường gặp
5.1 Giấy giới thiệu khác biệt như thế nào so với giấy ủy quyền ?
Nội hàm của hai khái niệm này có những điểm tương đồng nhưng nó có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Thứ nhất, Giấy giới thiệu thường được sử dụng với mục đích liên hệ, đại diện cho tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp để làm việc, làm rõ, thực thi một công việc cụ thể. Trong khi đó giấy ủy quyền được sử dụng trong trường hợp bên ủy quyền trao quyền thực hiện (quyền của chính mình) cho người được ủy quyền thay mặt mình để thực hiện một công việc cụ thể. Người được ủy quyền có thể nhân danh người ủy quyền để thực hiện công việc trong phạm vi công việc đã được ủy quyền.
Thứ hai, Dưới góc độ pháp lý giấy giới thiệu có tính pháp lý thấp hơn giấy ủy quyền. Bởi lẽ: Theo giấy ủy quyền thì người được ủy quyền có quyền dùng mọi biện pháp hợp pháp để thực hiện công việc được ủy quyền. Trong đó, người được ủy quyền có thể thay mặt để khởi kiện, tố cáo, giải trình, thực hiện các công việc khác một cách hợp pháp, không trái luật. Còn người được giới thiệu chỉ thực hiện các phạm vi nhỏ hoặc chung chung hơn như tiếp nhận thông tin, làm rõ thông tin không thể thay mặt bên giới thiệu để quyết định vấn đề trong nội dung giới thiệu.
Thứ ba, Giấy giới thiệu là văn bản mang tính đối ngoại (chào hỏi, trao đổi, tương tác) của tổ chức, đơn vị hoặc công ty, còn giấy ủy quyền là một văn bản mang tính pháp lý được đại diện, thay mặt, thực hiện, đưa ra phương án bảo vệ người được ủy quyền trong một phạm vi ủy quyền rộng lớn hơn nhiều. Tức là, người được ủy quyền có thể chủ động đưa ra quyết định, còn người giới thiệu bản chất là người làm theo hướng dẫn. Trách nhiệm củ người được ủy quyền cũng cao hơn trách nhiệm pháp lý của người được giới thiệu trong một số trường hợp cụ thể.
5.2 Quy định về giấy giới thiệu
Theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư ban hành ngày 05 tháng 03 năm 2020, thì những quy định về Giấy giới thiệu cũng có sự thay đổi và chi tiết hơn. Cụ thể như sau:
– Quy định về Kỹ thuật trình bày Giấy giới thiệu: Quy định chung được quy định như sau:
+ Khổ giấy: Khổ A4 (210mm x 297mm).
+ Định dạng lề trang: Cách lề trên và lề dưới 20 – 25mm, cách lề trái 30 – 35mm, cách lễ phải 25-20mm.
+ Kiểu trình bày: Theo chiều dài của Khổ A4.
– Quy định về Số và ký hiệu của Giấy giới thiệu.
+ Số, ký hiệu của Giấy giới thiệu được đặt cạnh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Số được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ số 13, kiểu chữ đứng; sau từ số có dâu hai chấm, những số nhỏ hơn 10 phải ghi 0 phía trước.
+ Gồm chữ viết tắt Giấy giới thiệu và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
– Quy định về Tên cơ quan, tổ chức ban hành Giấy giới thiệu
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành Giấy giới thiệu đóng trụ sở.
– Quy định về Nội dung và Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
Nội dung được trình bày bằng chữ in thường, được căn đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 – 14, khi xuống dòng lùi vào 1cm hoặc 1.27cm, khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu là 6pt, khoảng cách giữa các dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1.5 lines.
– Quy định về nơi nhận.
Nơi nhận văn bản bao gồm:
+ Nơi để thực hiện.
+ Nơi nhận để kiểm tra, giám sát, báo cáo, trao đổi công việc, để biết.
+ Nơi nhận để lưu văn bản.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Mẫu giấy giới thiệu của cơ quan (Cập nhật mới nhất 2022) dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Mẫu giấy giới thiệu của cơ quan (Cập nhật mới nhất 2022) , quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận