Chức vụ là gì? Những điều cần biết

Tại các tổ chức kinh tế hoặc phi kinh tế, trong quá trình làm việc, chúng ta thường quan tâm đến chức vụ, chức danh của nhau để xưng hô, cư xử phù hợp và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chức vụ là gì thì không phải ai cũng hiểu một cách chính xác và có thể phân biệt rạch ròi giữa chức vụ và chức danh. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này từ những quy định pháp luật hiện hành. 

Chức vụ là gì
Chức vụ là gì

1. Khái niệm chức vụ là gì?

- Định nghĩa chức vụ là gì được hiểu là sự đảm nhiệm một vai trò, vị trí cụ thể trong một tổ chức, cơ quan, đoàn thể. Để có được một chức vụ thì mỗi cá nhân cần đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn được đặt ra bởi những tổ chức, cơ quan, đoàn thể đó quy định. Những điều kiện này có thể về độ tuổi, học vấn, sức khỏe hoặc phải trải qua quá trình thi tuyển.

- Ví dụ về chức vụ được thể hiện rõ nhất tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:

+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam)

+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

2. Khái niệm chức danh là gì?

- Song song với chức vụ là gì thì chức danh là một thuật ngữ thường xuyên được gắn kèm với chức vụ. Tùy vào từng trường hợp mà hai khái niệm này có thể đồng nhất, nhưng trên thực tế, đây là hai khái niệm hoàn toàn độc lập với nhau bởi dựa theo quy định của pháp luật.

- Chức danh là thuật ngữ để chỉ một vị trí được tổ chức, cơ quan, đơn vị ghi nhận gắn liền với những trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn theo đó. Chức danh mang tính khái quát và có phạm vi sử dụng rộng rãi tại nhiều tổ chức, cơ quan, đối với nhiều người hoặc thậm chí là trên toàn thế giới.

- Ví dụ về chức danh được quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Theo đó, công chức cấp xã có các chức danh sau:

+ Trưởng Công an

+ Chỉ huy trưởng Quân sự

+ Văn phòng – thống kê

+ Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)

+ Tài chính – kế toán

+ Tư pháp – hộ tịch

+ Văn hóa – xã hội.

3. Phân biệt chức vụ và chức danh 

Khi hiểu được khái niệm chức vụ là gì và chức danh là gì thì chúng ta có thể phân biệt được hai thuật ngữ này trong thực tế thông qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí Chức vụ Chức danh
Sự công nhận - Được công nhận bởi các tổ chức, cơ quan, đoàn thể mà quản lý đối với chức vụ đó thông qua quá trình đánh giá các tiêu chí, điều kiện hoặc tổ chức thi tuyển. - Được công nhận trong phạm vi rộng hơn: xã hội, quốc gia.
Chức năng - Chức vụ thể hiện những nhiệm vụ, trách nhiệm, vai trò và quyền hạn của cá nhân có chức vụ đó trong tổ chức, cơ quan đã công nhận. - Chức danh được gắn liền với tên gọi của cá nhân có chức danh và thể hiện vai trò của mình đối với toàn xã hội, cộng đồng, quốc gia.

4. Câu hỏi thường gặp

Nhân viên là chức danh hay chức vụ?

Từ nhân viên không thể xác định chính xác được là chức danh hay chức vụ. Vì phải gắn liền với một vị trí cụ thể thì mới có thể xác định chính xác được

Nhưng có thể dựa vào những tiêu chí như. Nhân viên này được xã hội công nhận trong quá trình như thế nào, tiếp theo là nhân viên này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong một cơ quan tổ chức nào quản lý hay không

Tiếp theo nhân viên này có đảm bảo được vị trí vai trò nào của mình đứng tại tổ chức. Vì thường chức vụ nắm giữ những vị trí vai trò quan trọng trong tổ chức.

Chính vì tính chất cuối cùng nêu trên thì nhân viên trong thực tế thì là chức danh chứ không phải là chức vụ

Trưởng công an xã là chức danh hay chức vụ?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, cán bộ cấp xã có các chức vụ sau:

– Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

– Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

– Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Còn công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

– Trưởng Công an;

– Chỉ huy trưởng Quân sự;

– Văn phòng – thống kê;

– …………………..

Nhân viên là chức danh hay chức vụ?

Từ nhân viên không thể xác định chính xác được là chức danh hay chức vụ. Vì phải gắn liền với một vị trí cụ thể thì mới có thể xác định chính xác được

Nhưng có thể dựa vào những tiêu chí như. Nhân viên này được xã hội công nhận trong quá trình như thế nào, tiếp theo là nhân viên này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong một cơ quan tổ chức nào quản lý hay không

Tiếp theo nhân viên này có đảm bảo được vị trí vai trò nào của mình đứng tại tổ chức. Vì thường chức vụ nắm giữ những vị trí vai trò quan trọng trong tổ chức.

Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?

Để nắm giữ chức vụ hiệu trưởng phải trải qua quá trình bổ nhiệm phức tạp và tuân theo quy trình của pháp luật, tiếp theo sau khi được bổ nhiệm vào chức danh trên thì Hiệu trưởng được sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Mà Giáo viên lại là một trong những chức danh được công nhận bởi pháp luật Việt Nam. Chính từ phân tích này ta có thể thấy được rằng hiệu trưởng vừa là có thể là chức danh vừa là chức vụ

Trên đây là những kiến thức liên quan đến chức vụ là gìCông ty luật ACC đã phân tích để gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ có ích đối với bạn đọc trong việc áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan trong cuộc sống. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ những vướng mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (590 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo