Luật lao động về chế độ nghỉ phép năm 2023

Chế độ nghỉ phép luôn luôn là mối quan tâm của người lao động, liên quan đến luật lao động về chế độ nghỉ phép. Luật lao động ban hành ngày 20/11/2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thay thế cho Bộ luật lao động 2012 đã thay đổi không ít. Người lao động cần phải biết những thay đổi này để tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy luật lao động về chế độ nghỉ phép được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành. Cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Cách hiểu về chế độ nghỉ phép

Luật lao động về chế độ nghỉ phép là gì? Bắt nguồn từ đâu? Trong quá trình học tập và làm việc, mỗi người có thể phát sinh nhiều vấn đề khác nhau như ốm đau, bệnh tật, đám cưới, đám tang,… Khi phát sinh các vấn đề này, các cá nhân buộc phải tạm dừng công việc để giải quyết. 

Tuy nhiên việc học tập và làm việc là mối quan hệ có sự ràng buộc giữa người quản lý và đối tượng quản lý, cá cá nhân phải xin phép khi tạm thời không thực hiện công việc trong một khoảng thời gian nhất định với lý do chính đáng.

Như vậy có thể hiểu nghỉ phép là hình thức nghỉ được hưởng lương dành cho người lao động. Trong Tiếng Anh, nghỉ phép được sử dụng với các cụm từ sau “to be on leave” hoặc “to be on furlough”.

Như vậy trong luật lao động về chế độ nghỉ phép không đưa ra khái niệm thế nào là nghỉ phép mà chỉ đưa ra các trường hợp nghỉ phép, cách tính, thời gian nghỉ,….

2.Căn cứ pháp lý quy định chế độ nghỉ phép

Luật lao động về chế độ nghỉ phép là một trong những văn bản quy định chính về các vấn đề liên quan đến chế độ nghỉ phép. Ngoài ra, văn bản quy định chế độ nghỉ phép mới nhất cũng được điều chỉnh bởi:

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động;
  • Các Thông tư hướng dẫn chế độ nghỉ phép mới nhất liên quan.

3. Bộ luật lao động quy định như thế nào về chế độ nghỉ phép

Bộ luật lao động về chế độ nghỉ phép được người lao động đặc biệt quan tâm. Đồng thời Bộ luật Lao động 2019 ra đời đã tạo nên những bước ngoặt quan trọng điều chỉnh vấn đề nghỉ phép của người lao động. Đây là luật mới về nghỉ phép năm.

4.Luật lao động về chế độ nghỉ phép quy định như thế nào về số ngày nghỉ phép năm

Liên quan đến số ngày nghỉ phép năm, Điều 113 Luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”

Vậy theo luật Lao động về chế độ nghỉ phép, số ngày nghỉ phép năm được quy định như sau:

Theo luật Lao động về chế độ nghỉ phép: Số ngày nghỉ phép năm trong trường hợp người lao động làm việc đủ 12 tháng. Lúc này, người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm, hưởng nguyên lương và được nghỉ số ngày tương ứng với trường hợp, hoàn cảnh làm việc của họ. Cụ thể như sau:

  • Nếu là người làm công việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ 12 ngày
  • Nếu người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ 14 ngày
  • Nếu người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ 16 ngày
  • Nếu làm việc không đủ 12 tháng thì số ngày được nghỉ mỗi năm của họ sẽ được tính  theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc của họ.

Theo luật Lao động về chế độ nghỉ phép: Số ngày nghỉ phép năm trường hợp người lao động mất việc, thôi việc thì người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Theo luật Lao động về chế độ nghỉ phép: Số ngày nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương, những khoản tiền phải ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Theo luật Lao động về chế độ nghỉ phép: Số ngày nghỉ phép năm nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Ngoài ra, theo luật Lao động về chế độ nghỉ phép cụ thể là căn cứ theo Khoản 4, Điều 113, Bộ luật lao động 2019. Tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh của người lao động, người lao động có thể gộp nghỉ phép năm, nhưng chỉ nhiều nhất gộp 03 năm một lần. Để thực hiện quyền này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để chia nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải tham khảo ý kiến của người lao động để từ đó đưa ra lịch nghỉ hàng năm phù hợp và phải báo trước với người lao động để người lao động biết được và có thể chủ động sắp xếp công việc lịch nghỉ phù hợp với bản thân. Vậy liên quan đến căn cứ để tính số ngày nghỉ hàng năm, luật lao động về chế độ nghỉ phép quy định như thế nào.

5. Làm thế nào để tính số ngày nghỉ phép năm theo Luật lao động về chế độ nghỉ phép

Về căn cứ để tính số ngày nghỉ phép năm theo luật lao động về chế độ nghỉ phép năm được quy định tại  Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định về khoảng thời gian người lao động làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm như sau:

Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động

“1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”

Người lao động căn cứ vào các khoảng thời gian trên để tính số ngày nghỉ phép năm phù hợp. Chỉ khi, những mốc thời gian thuộc các trường hợp trên, người lao động mới có thể áp dụng để tính lịch nghỉ theo luật lao động về chế độ nghỉ phép. Trong trường hợp người lao động làm đủ 12 tháng thì người lao động có thể căn cứ để tính ngày nghỉ phép theo khoản 1 điều 113 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

6. Trong trường hợp đặc biệt, cách tính số ngày nghỉ phép năm theo Luật lao động về chế độ nghỉ phép như thế nào?

Để tính số ngày nghỉ phép năm theo luật lao động về chế độ nghỉ phép, thì đầu tiên, chúng ta cũng phải xác định những khoảng thời gian được cho là thời gian làm việc theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như trên.

Sau đó, vì là trường hợp đặc biệt nên căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, cách tính số ngày nghỉ phép năm trong trường hợp đặc biệt theo luật lao động về chế độ nghỉ phép như sau:

Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt

“1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.”

Như vậy, luật lao động về chế độ nghỉ phép quy định về cách tính số ngày nghỉ phép năm theo luật lao động về chế độ nghỉ phép trong trường hợp đặc biệt như sau

Đối với nếu người lao động làm việc không đủ 12 tháng thì công thức tính ngày nghỉ phép năm theo luật lao động về chế độ nghỉ phép như sau:

Số ngày nghỉ phép năm = ( số Ngày nghỉ hằng năm + ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)) : 12 x số tháng làm việc thực tế trong năm

Trong đó:  

  • Số ngày nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian mà người lao động làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.
  • Ngày nghỉ tăng theo thâm niên nghĩa là: Người lao động nếu làm việc đủ 5 năm cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.  ( Điều 114, Bộ luật lao động 2019 ).

Đối với người lao động làm việc chưa đủ tháng: luật lao động về chế độ nghỉ phép quy định tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

Đối với người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước: luật lao động về chế độ nghỉ phép quy định toàn bộ thời gian người lao động làm việc được tính là thời gian làm căn cứ để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

ACC hỗ trợ  tư vấn luật lao động về chế độ nghỉ phép

Trên đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến luật lao động về chế độ nghỉ phép mà người lao động cần phải nắm rõ. Việc nắm rõ cách tính ngày nghỉ phép năm cũng như chế độ nghỉ phép chiếm một vị trí rất quan trọng. Bởi vì nghỉ phép là quyền lợi của người lao động. Nếu người sử dụng lao động căn cứ theo luật lao động về chế độ nghỉ phép để tính ngày nghỉ phép của người lao động nhưng chưa áp dụng đúng thì tất nhiên quyền lợi của người lao động sẽ bị ảnh hưởng. Sau bài viết này, mong các bạn có thể nắm rõ về vấn đề nghỉ phép năm cũng như luật lao động về chế độ nghỉ phép để tính ngày nghỉ phép chính xác, nhanh chóng. Hoặc nếu bạn chưa nắm rõ thì cũng đừng ngần ngại mà hãy gọi cho chúng tôi.

Chúng tôi cam kết:

  • Tư vấn, hỗ trợ mọi lúc,mọi nơi an toàn nhanh chóng.
  • Thời gian hợp lý, nhanh gọn, giải quyết vấn đề dứt khoát để không làm mất thì giờ của khách hàng.
  • Tài liệu và thông tin khách hàng cung cấp cho chúng tôi đều được giữ bí mật tuyệt đối.
  • Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên gồm những luật sư hàng đầu Việt Nam về mảng Lao động
  • Chi phí dịch vụ: phù hợp với từng vụ án ly hôn cụ thể, do đó chúng tôi sẽ báo phí cụ thể nếu như nghe qua vụ án ly hôn của Khách hàng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về luật lao động về chế độ nghỉ phép. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn Dịch vụ luật lao động về chế độ nghỉ phép theo số 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (375 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo