Quy định liên quan đến Luật an toàn lao động chi tiết

Hiện nay, Luật An toàn vệ sinh lao động năm mới nhất là năm 2015. Luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ IX, khóa XIII  hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Trong Luật an toàn vệ sinh lao động, vấn đề an tòa lao động và vệ sinh lao động là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề Luật an toàn lao động. Vậy Luật an toàn lao toàn lao động mới nhất có những điểm nào đáng chú ý, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Luật an toàn lao động là gì? Và đối tượng áp dụng của Luật an toàn lao động ?

Trước khi tìm hiểu về luật an toàn lao động thì đầu tiên chúng ta phải hiểu an toàn lao động là gì. Liên quan đến khái niệm an toàn lao động, tại Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 đã quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động”

Ngoài ra, liên quan đến khái niệm an toàn lao động, chúng ta có khái niệm “yếu tố nguy hiểm” được quy định tại Khoản 4 điều 3 Luật an toàn lao động 2015 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.”

Như vậy Luật an toàn lao động là những điều luật quy định về nội dung liên quan đến an toàn lao động, cụ thể quy định về những giải pháp cũng như những nguyên tắc để đảm bảo người lao động không bị thương tật hoặc tử vong do điều kiện lao động. 

Thứ hai về đối tượng của luật an toàn lao động thì tại điều hai của luật an toàn Vệ sinh lao động 2015 quy định như sau

Điều 2. Đối tượng áp dụng

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Người sử dụng lao động.

6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.”

Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động”

Như vậy có thể thấy có bốn nhóm đối tượng áp dụng bao gồm: 

  • Thứ nhất là nhóm người lao động, thì có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người thử việc, người học nghề, người làm việc lao động không theo hợp đồng lao động, người lao động Việt Nam đi làm tại nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 
  • Nhóm thứ hai là cán bộ công chức viên chức người lao động 
  • Nhóm thứ ba là cơ quan tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động.

Như vậy có thể thấy,  so sánh với quy định về đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động năm 2012, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định rộng hơn, bao quát hơn và cụ thể hơn

2. Theo Luật an toàn lao động mới nhất, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp có điểm gì đáng chú ý?

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.”

Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động

“1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”

Vậy có thể thấy luật an toàn labo động 2015 đã có một số sự thay đổi về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đối với người lao động bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cụ thể là đã bổ sung thêm điều luật về các trường hợp đặc biệt mà người sử dụng lao động phải bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động ví dụ như:

  • Bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn
  • Bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn …

Luật an toàn lao động hiện nay đã đơn giản hóa thành phần hồ sơ cũng như thủ tục cho người sử dụng lao động khi hưởng chế độ tai nạn lao động như thế nào

Căn cứ Điều 57 luật an toàn lao động 2015 có quy định chi tiết về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động như sau

Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

“1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”

Như vậy có thể thấy Liên quan đến luật an toàn lao động thì về thành phần hồ sơ chế độ tai nạn lao động đã được đơn giản hóa hơn so với luật an toàn lao động trước cụ thể là đã loại bỏ biên bản điều tra tai nạn lao động trong và biên bản đo đạc môi trường độc hại

Ngoài thành phần hồ sơ thì trình tự thủ tục hưởng chế độ an toàn lao động cũng được đơn giản hóa cụ thể Theo điều 59 luật an toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:

Điều 59. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

“1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Từ đây chúng ta có thể thấy việc giản lược bớt thành phần hồ sơ cũng như trình tự thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động sẽ giúp cho quá trình giải quyết chế độ lao động trở nên nhanh gọn hơn. Ngoài ra cũng góp phần giúp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thẩm định hồ sơ, xét duyệt hưởng chế độ một cách đơn giản hơn, giảm bớt trách nhiệm. Và người lao động cũng sẽ dễ dàng hơn khi chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện các trình tự thủ tục để được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Trên đây là một số điểm đáng chú ý liên quan đến luật an toàn lao động được quy định trong Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Nếu bạn có thắc mắc gì thì đừng ngần ngại mà hãy gọi cho chúng ta để được hưởng dịch vụ tốt nhất.

Dịch vụ của chúng tôi luôn luôn đi đầu về chất lượng. Vậy nên, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

3. Dịch vụ tư vấn hỗ trợ an toàn lao động tại Luật ACC

ACC chuyên tư vấn các vấn đề liên quan đến luật an toàn lao động, đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất bởi:

  • Những Luật sư uy tín hàng đầu, đã từng thành công xử lý hàng ngàn vụ án,vụ việc với tính chất phức tạp khác nhau.
  • Các phương án tư vấn đều phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và đều theo pháp luật mới nhất, bảo đảm một cách tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho Khách hàng.
  • Giải quyết vụ việc một cách sát sao, tỉ mỉ từng chi tiết.
  • Chất lượng dịch vụ luôn luôn đi cùng với uy tín.
  • Chúng tôi không chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến Luật Lao động mà còn đến các mảng khác trong đời sống xã hội.

4. Các dịch vụ chúng tôi cung cấp gồm có như sau, tùy theo nhu cầu khách hàng có thể lựa chọn phù hợp:

  • Tư vấn về pháp luật hiện hành liên quan đến Luật an toàn lao động vụ án, vụ việc và cách giải quyết vụ án, vụ việc thấu tình đạt lí.
  • Tham gia quá trình tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng chỉ cần được khách hàng ủy quyền.
  • Đại diện cho khách hàng, đưa ra những chứng cứ, chứng minh bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại phiên tòa tranh chấp
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật Nếu khách bận hoặc không có thời gian, chúng tôi có dịch vụ tư vấn qua điện thoại an toàn, nhanh chóng, gọn gàng. Dù không đến văn phòng, công ty luật, khách hàng vẫn được tư vấn đầy đủ, chính xác nhất.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn luật an toàn lao động. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn các vấn đề liên quan đến quy định luật an toàn lao động theo số 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơ

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (505 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo