Khi di chuyển đến một nơi ở mới, việc đăng ký tạm trú là thủ tục không thể bỏ qua để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến quá trình này là lệ phí đăng ký tạm trú bao nhiêu tiền? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Lệ phí đăng ký tạm trú khi làm thủ tục hết bao nhiêu tiền? qua bài viết dưới đây.

Lệ phí đăng ký tạm trú khi làm thủ tục hết bao nhiêu tiền?
1. Lệ phí đăng ký tạm trú khi làm thủ tục hết bao nhiêu tiền?
- Đối với đăng ký tạm trú cho cá nhân, hộ gia đình thì mức phí lần lượt là 15.000 đồng/lần với công dân nộp hồ sơ trực tiếp và 7.000 đồng/lần với công dân nộp hồ sơ online.
- Trường hợp đăng ký tạm trú theo danh sách thì mức thu lần lượt là 10.000 đồng/người/lần khi nộp hồ sơ trực tiếp và 5.000 đồng/người/lần khi nộp hồ sơ online.
2. Hồ sơ đăng ký tạm trú
Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
Trường hợp người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp hiện nay gồm những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở; do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở; hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở; đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng; hoặc chứng thực của UBND cấp xã;
- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền; giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở; quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu; và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp
+ Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo
+ Giấy tờ chứng minh được cấp, sử dụng nhà ở trên đất cơ quan
>>>> Xem thêm bài viết: Các loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú
3. Thủ tục đăng ký tạm trú

Thủ tục đăng ký tạm trú
Đăng ký tạm trú được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
- Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký;
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA) cho người đăng ký.
- Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định.
- Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
4. Được tạm trú tối đa bao nhiêu năm?
Và có thể được gia hạn nhiều lần, tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của người đăng ký.
5. Các câu hỏi thường gặp
Thời gian giải quyết đăng ký tạm trú?
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đăng ký tạm trú?
Có thể nộp lệ phí đăng ký tạm trú trực tuyến không?
Nội dung bài viết:
Bình luận