Kinh nghiệm thành lập công ty luật - Chi tiết nhất

Với những yêu cầu pháp lý ngày càng chặt chẽ và mang tính phức tạp hơn nên những chủ thể hoạt động ngoài lĩnh vực này luôn gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện. Nhưng thời gian gần đây thì những cản trở đó đã có thể được xóa bỏ khi mà những công ty hay văn phòng luật sư nổi lên với chức năng cung cấp các dịch vụ pháp lý để hỗ trợ giải quyết những vấn đề này. Bài viết sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu thêm về kinh nghiệm thành lập công ty luật.

Acc Luat 1622174519
Kinh nghiệm thành lập công ty luật - Chi tiết nhất

1. Công ty Luật là gì?

Công ty luật  là hình thức tổ chức hành nghề luật sư, tại đây những luật sư thực hiện những việc giải đáp pháp luật, tư vấn ứng xử theo quy định pháp luật trong những trường hợp cụ thể,…nhằm giúp khách hàng, công dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

Tư vấn pháp luật trực tiếp: Luật sư tư vấn trực tiếp bằng lời nói cho đối tượng cần tư vấn pháp luật.

Tư vấn pháp luật thông qua thư tư vấn pháp lý: Đối tượng cần tư vấn pháp luật sẽ nhận được một “thư tư vấn pháp lý” (có thể bằng giấy hoặc email điện tử) giải đáp các thắc mắc, tư vấn hướng xử lý theo quy định pháp luật sau khi đối tượng gửi yêu cầu tư vấn đến tổ chức/cá nhân có chức năng tư pháp luật.

2. Điều kiện thành lập công ty Luật

Khi thành lập công ty Luật, bạn cần đáp ứng tốt những điều kiện như sau:

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

  • Công ty Luật mới được thành lập phải là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
  • Giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty Luật phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.
  • Một luật sư chỉ có thể tham gia thành lập một tổ chức luật sư. Nếu nhiều luật sư ở các đoàn luật sư khác nhau cùng nhau mở công ty thì cần đăng ký hoạt động tại địa phương trực thuộc nơi Đoàn luật sư của một trong những luật sự đó tham gia.

3. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty Luật

Để thành lập công ty Luật, bạn cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:

- Giấy đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty luật.

- Điều lệ công ty luật.

- Danh sách các thành viên của công ty

- Nếu là cá nhân thì cần chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân (bản sao).

- Nếu là tổ chức thì cần thêm giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay các tài liệu tương đương.

- Chứng chỉ hành nghề luật sư

Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ lên Sở Tư pháp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Tư pháp sẽ xem xét và cấp giấy đăng ký hoạt động cho đoàn luật sư theo quy định của pháp luật.

=>> Xem thêm bài viết: Điều kiện, hồ sơ thủ tục thành lập công ty Luật [Mới 2023], Thủ tục thành lập công ty du lịch theo quy định [Chi tiết 2023]

4. Kinh nghiệm thành lập công ty luật

4.1. Về ngành nghề kinh doanh

– Bạn cần phải tiến hành chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực luật nước ngoài tại việt nam mới có thể thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh.

– Để kinh doanh dịch vụ luật nước ngoài tại việt nam, doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề Hoạt động pháp luật (691 – 6910), Nhóm này gồm:

+ Đại diện luật pháp về lợi ích của một bên đối với bên kia, dù có trước toà hoặc hội đồng xét xử hay không hoặc dưới sự giám sát của những người là thành viên của tòa như tư vấn và đại diện dân sự, tư vấn và đại diện hình sự…;

+ Các hoạt động khác của công chứng viên, thẩm phán, thẩm phán viên và trọng tài kinh tế.

Loại trừ: Hoạt động tòa án được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).

* 69101: Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật. Nhóm này gồm: Đại diện pháp lý cho quyền lợi của một bên đối với bên kia, dù có trước tòa hoặc hội đồng xét xử khác hay không, hoặc có sự giám sát của những người là thành viên của tòa về:

+ Tư vấn và đại diện trong vấn đề dân sự;

+ Tư vấn và đại diện tội phạm hình sự;

+ Tư vấn và đại diện có liên quan đến các vụ tranh chấp về lao động;

+ Thống nhất các điều khoản, thoả thuận hợp tác hoặc các tài liệu tương tự liên quan đến thành lập công ty.

* 69102: Hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý. Nhóm này gồm:

+ Thống nhất các điều khoản, thoả thuận hợp tác hoặc các tài liệu tương tự liên quan đến thành lập công ty.

+ Hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý liên quan đến bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, quyền tác giả;

+ Các hoạt động liên quan đến các thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, các văn bản thừa kế, di chúc,…

+ Chuẩn bị tài liệu pháp lý liên quan đến các thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản (trừ chữ ký người dịch).

* 69109: Hoạt động pháp luật khác.

+ Nhóm này gồm: Các hoạt động khác của công chứng viên, thẩm phán, thẩm phán viên và trọng tài kinh tế, quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản. Hoạt động đăng ký tài sản, đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp, trao đổi thông tin về các biện pháp bảo đảm

– Ngoài ra, doanh nghiệp phải lưu ý là nếu ngành nghề đó là ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Nhưng nếu đó là ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề như điều kiện về vốn hay điều kiện về chứng chỉ, giấy phép.

4.2. Về loại hình công ty

- Như đã nói ở trên, bạn chỉ có thể mở công ty Luật với loại hình hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn. Do đó hãy cân nhắc kỹ xem loại hình nào phù hợp với công ty nhất. Từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

4.3. Về địa chỉ công ty

- Công ty Luật cần có trụ sở hoạt động. Địa chỉ đặt công ty luật phải bên trong lãnh thổ Việt Nam. Cấm đặt công ty ở khu vực nhà chung cư, nhà tập thể. Công ty phải sử dụng địa chỉ thật, cấm dùng địa chỉ giả. Hơn nữa, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

4.4. Về tên công ty

Tên công luật không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tên công ty luật phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.

4.5. Về người thành lập công ty

Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức ngành nghề Luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập công ty không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có công ty luật phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có công ty luật hoặc chi nhánh của công ty luật.

5. Ưu và nhược điểm khi thành lập công ty luật

Công ty luật sẽ có đổi ngũ nhân lực đông hơn văn phòng luật sư do đó việc nghiên cứu và thực hiện các công việc sẽ có nhiều luật sư/trợ lý luật sư hỗ trợ để thực hiện công việc một cách nhanh chóng.

Đối với công ty luật hợp danh

  • Ưu điểm

Phải có ý nhất là 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Thành viên hợp danh của công ty Luật là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao trong ngành. Tạo sự tin cậy cho đối tác.

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Nhược điểm

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Ưu điểm

Công ty Luật TNHH được tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn hình thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh, được nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

Công ty Luật TNHH cũng tự do lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bố và sử dụng vốn.

Được tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh mà không giới hạn như văn phòng Luật.

Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.

Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

  • Nhược điểm

Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Quyền lực được chia cho các thành viên là chủ sở hữu.

Hy vọng những thông tin về Kinh nghiệm thành lập công ty luật trên đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về quá trình mở một công ty. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ vấn đề nào, hãy liên hệ đến ACC để được hỗ trợ. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (951 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo