1. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho
Doanh nghiệp thực hiện kiểm toán hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ được mục tiêu hàng tồn kho của doanh nghiệp mình. Nó sẽ thể hiện chính xác, đầy đủ trong chu trình kiểm toán để doanh nghiệp tự cân đối được hàng tồn kho cũng như lên kế hoạch mới nhập hàng để có lợi nhất, phù hợp với đơn vị tài chính.
2. Các thủ tục kiểm toán hàng tồn kho
Kế toán viên sẽ lập được bảng số liệu so đánh của năm nay với năm trước khi thực hiện kiểm tra hàng tồn kho. Ngoài ra, các thủ tục kiểm toán cũng sẽ giúp doanh nghiệp trình bày được báo cáo tài chính một cách hợp lý nhất.
Kiểm toán hàng tồn kho cần các thủ tục như:
- Kiểm kê, đếm số lượng hàng tồn kho vào cuối kỳ kế toán
- Sau khi có kết quả tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu chi tiết hàng tồn kho với thực tế báo cáo
- Kiểm tra nghiệp vụ mua hàng trong kỳ
- Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ
- Kiểm tra việc xác định giá trị sản phẩm còn tồn cuối kỳ
- Kiểm tra giá xuất đối với nguyên vật liệu dụng cụ hàng hóa
- Tính giá thành theo số liệu báo cáo
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Kiểm tra hóa đơn giao dịch mua hàng, tính đúng ký, hàng tồn với những bên có liên quan
3. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho
Việc kiểm toán hàng tồn kho có đầy đủ quy trình sẽ giúp việc kiểm toán dễ dàng và chính xác hơn. Đồng thời, quá trình làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp sẽ hợp lý, chuẩn chỉ để doanh nghiệp có thể nhìn nhận rõ tình hình tài chính, hàng hóa của doanh nghiệp. Từ đây, kế toán, giám đốc sẽ đưa ra được kế hoạch kinh doanh phù hợp, nhanh chóng, chính xác nhất.
3.1. Chuẩn bị kiểm toán hàng tồn kho
Giai đoạn đầu của kế hoạch kiểm toán:
Tiếp cận khách hàng gồm khách hàng cũ và mới nhằm mục đích thu thập thông tin tìm hiểu được vì sao khách hàng kiểm toán qua các báo cáo tài chính, qua mạng xã hội, qua truyền thông…
Phân công kiểm toán viên cụ thể để nhằm phụ trách 1 khách hàng nào đó.
Đưa các điều khoản hợp đồng sơ bộ và đi đến thống nhất để ký hợp đồng kiểm toán.
3.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thu thập mọi thông tin đầy đủ về khách hàng để có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nội bộ của công ty đối tác. Sau đó sẽ lên kế hoạch kiểm toán gồm các quy trình như:
Hệ thống bộ máy kế toán của khách hàng
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Các quyền về sở hữu, nghĩa vụ pháp lý
Tìm hiểu chính sách kế toán, chu trình mua hàng – chu trình giá thành và giá vốn
Phân tích các số liệu thống kế đến hàng tồn kho so với các số liệu ở kỳ trước
Đánh giá chung hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán
3.3. Tiến hành công việc kiểm toán
Thủ tục và thử nghiệm kiểm soát
Đầu tiên kiểm toán viên sẽ thử nghiệm việc kiểm toán hàng tồn kho thực tế của doanh nghiệp. Nếu hàng tồn kho kiểm kê có giá trị nhỏ hơn rủi ro mà có thể chấp nhận được thì tiếp tục thực hiện quy trình tiếp theo. Kiểm toán viên có thể thực hiện theo nghiệp vụ sao để đánh giá được sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ:
Nghiệp vụ mua hàng: Kiểm tra tra chứng từ về việc mua hàng như bảng báo giá, phiếu yêu cầu mua, hóa đơn đầu vào, đơn mua.
Nghiệp vụ lưu kho: Kiểm tra phiếu nhập hàng hóa ở trong kho, biên bản nghiệm thu chất lượng hàng hóa, báo cáo giao hàng kí nhận.
Nghiệp vụ xuất kho hàng hóa: giấy tờ, sổ sách xuất kho, đơn đặt hàng của người mua, sổ đối chiếu xuất kho.
Từ đó kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh kiểm toán phù hợp.
Thực hiện thử nghiệm căn bản với hàng tồn kho
So sánh số dư hàng tồn kho của năm nay với năm trước đó
Số ngày lưu kho
So sánh vòng quay hàng tồn
Giá thành, tỷ lệ chi phí thực tế ở các năm trước với năm nay
Sự biến động giá trị mua hàng ở năm trước
Chi phí nhập nguyên liệu, công nhân lao động, sản xuất
4. Giai đoạn hậu kiểm toán hàng tồn kho
Sau khi kiểm toán hàng tồn kho đã được thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên sẽ làm báo cáo để gửi về cho công ty với mục đích đưa được phương án giải quyết để đảm bảo con số tài chính là chính xác nhất về tình hình tồn kho của doanh nghiệp. Từ đó, cấp lãnh đạo sẽ dựa vào đây để có được phương án cũng như chiến lượng kinh doanh phù hợp cho đơn vị.
Việc kiểm toán kho khá phức tạp, chính vì vậy nó ít nhiều gây khó khăn cho kiểm toán viên. Tuy nhiên, với doanh nghiệp việc kiểm toán hàng tồn kho cực kì quan trọng, nó giúp doanh nghiệp nắm được tình trạng kinh doanh cũng như tài chính của đơn vị. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng sẽ nâng cao được nghiệp vụ nhanh chóng trong quá trình thực hiện kiểm toán hàng tồn kho.
Nội dung bài viết:
Bình luận