Trường hợp công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm 2023

Như ai cũng biết, sổ bảo hiểm xã hội chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay khi dịch bệnh covid 19 ngày càng chuyển biến phức tạp đã dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Nhiều công ty đã phải lao đao, thậm chí là phá sản, giải thể bởi dịch bệnh covid 19. Từ đó khiến cho hàng nghìn người lao động mất việc. Khi công ty phá sản thì công ty phải có nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm cho người lao động? Nếu công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm thì sẽ ảnh hưởng đến người lao động rất nhiều. Vậy công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm thì làm thế nào? Cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Phá sản có nghĩa là gì? 

Để tìm hiểu về vấn đề công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm, trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu Về khái niệm phá sản. Liên quan đến khái niệm phá sản, Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”

Ngoài ra, liên quan đến tuyên bố phá sản, điểm đ) Khoản 1, Điều 108, quy định cụ thể về nội dung của quyết định tuyên bố phá sản như sau:

Điều 108. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

“1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

đ) Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; giải quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động.”

Như vậy theo các điều luật trên, doanh nghiệp khi bị mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị phá sản. Ngoài ra, theo Điều 108 Luật phá sản 2014, doanh nghiệp khi phá sản sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động và từ đó cũng chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Và khi đó, doanh nghiệp có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.

2. Việc công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm có phải là trái với nghĩa vụ của người sử dụng lao động?

Liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động khi công ty phá sản, Khoản 2 Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

“2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.”

Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cũng như chốt sổ BHXH cho người lao động để người lao động có thể tiếp tục đóng BHXH ở nơi làm việc mới. Nếu công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm thì chắc chắn, người lao động sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy Công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm thì người lao động cần làm thế nào? Mời bạn đọc đọc tiếp phần dưới đây

3. Công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm thì người lao động cần làm thế nào?

Trường hợp Công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động để họ tiếp tục đóng BHXH ở nơi làm việc mới, người lao động cần thực hiện thủ tục chốt và chuyển sổ BHXH như sau:

Liên quan đến thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội, Căn cứ Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 46 Quyết định số 595/QĐ - BHXH của BHXH Việt Nam quy định như sau:

Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH

“3.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”

Như vậy trong trường hợp này công ty đã bị phá sản và công ty có thể vẫn còn đang nợ tiền nên họ không thể thanh toán tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động cũng như họ sẽ thuộc trường hợp Công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm.

Khi người lao động gặp phải tình trạng này người lao động hoàn toàn có thể tự mình liên hệ với cơ quan BHXH nơi công ty cũ đặt trụ sở chính đề nghị để đề nghị cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH của người lao động đến thời điểm công ty đã đóng BHXH, hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Sau khi cơ quan Bảo hiểm xã hội thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH sau.

4. Sau khi đã giải quyết xong vấn đề Công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm Thủ tục chuyển sổ BHXH từ công ty cũ sang công ty mới như thế nào?

Như vậy, sau khi Sau khi đã giải quyết xong vấn đề Công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm, người lao động nếu muốn chuyển sang công ty mới thì công ty mới phải có trách nhiệm đăng ký tiếp nhận sổ và tiếp tục đóng bảo hiểm cho NLĐ. Căn cứ Điều 23, Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017 của BHXH Việt Nam,  hồ sơ bao gồm như sau:

Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

“1. Thành phần hồ sơ

1.2. Đơn vị:

a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

2.  Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Ngoài ra, theo theo Công văn 856/LĐTBXH-BHXH do bộ Lao động- Thương binh xã hội ban hành hướng dẫn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện bảo hiểm xã hội như sau:

2. Đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, cơ quan Bảo hiểm xã hội tích cực đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và chủ động phối hợp với các quyền giải quyết nợ của doanh nghiệp để thu hồi khoản nợ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật phá sản.

Để tạo thuận lợi cho người lao động trong trường hợp chuyển nơi làm việc thì xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng đủ bảo hiểm xã hội để người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội.”

Hy vọng, Sau khi đã tìm hiểu về vấn đề Công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm, chúng tôi hy vọng các bạn đã tìm được phương án cũng như câu trả lời cho bản thân trong trường hợp Công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm. Hoặc nếu bạn chưa tìm được cũng như có khó khăn gì thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để có được câu trả lời tốt nhất.

5. Dịch vụ của chúng tôi có những ưu diểm gì?

Khi tìm đến dịch vụ của chúng tôi bạn sẽ nhận được những lợi ích không thể ngờ vì chúng tôi có:

  • Những Luật sư uy tín hàng đầu, đã từng thành công xử lý hàng ngàn vụ án,vụ việc, giành lại quyền lợi cho hàng ngàn khách hàng.
  • Các phương án tư vấn đều phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và đều theo pháp luật mới nhất.
  • Luôn luôn cố gắng bảo vệ một cách tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho Khách hàng.
  • Chất lượng dịch vụ luôn luôn đi cùng với uy tín, làm việc hết sức mình để đem lại tối đa lợi ích cho khách hàng.
  • Lựa chọn dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ giảm thiểu rủi ro.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn việc công ty phá sản không chốt sổ bảo hiểm hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected] 

Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (543 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo