Kế toán tổng hợp là gì? Công việc của kế toán tổng hợp 2024

Sự ra đời của một số chương trình phần mềm đã đơn giản hóa các công việc của một kế toán trong việc tổng hợp số liệu, chứng từ. Nhưng các phần mềm đó có thật sự thay thế được vai trò của kế toán tổng hợp trong một doanh nghiệp hay không?

Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp

1. Kế toán tổng hợp là gì?

Giống như những đặc thù của ngành kế toán, kế toán tổng hợp là công việc phụ trách chung cho tất cả các hoạt động tài chính, kế toán, của doanh nghiệp.

Các nhân viên kế toán tổng hợp của công ty sẽ tiến hành xử lý, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào trong các sổ sách liên quan. Như vậy, kế toán tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về toán bộ tình hình tài chính của công ty trong một kỳ kinh doanh.

Nếu bạn đang tìm hiểu về quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm Hãy tham khảo bài viêt sau. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn nhé!

2. Cách lập sổ, chứng từ cho kế toán tổng hợp

Công việc của kế toán Tổng hợp
Công việc của kế toán Tổng hợp

Tổ chức chứng từ kế toán có vai trò quan trọng trên nhiều phương diện về quản lý, pháp lý,.. Vậy, kế toán tổng hợp cần phải lập, tổ chứng chứng từ ra sao?

-          Các nguyên tắc khi tổ chức chứng từ kế toán:

  • Phải căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lý.

  • Phải căn cứ vào nội dung, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Phải căn cứ vào chế độ kế toán do Nhà nước ban hành được áp dụng thống nhất.

-          Một chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Tên gọi của chứng từ (phiếu chi, hóa đơn,..)

  • Ngày tháng, năm lập chứng từ.

  • Số hiệu

  • Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ.

  • Tên, địa chỉ đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ.

  • Nội dung nghiệp vụ phát sinh của chứng từ đó.

  • Các chỉ tiêu về lượng, giá trị.

  • Chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm về độ chính xác

-          Tổ chức lập chứng từ là một phương pháp để kế toán dễ dàng phản ánh các nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các giấy tờ theo mẫu quy định. Là khâu đầu tiên trong toàn bộ quy trình kế toán cho nên một chứng từ cần đảm bảo yêu cầu: đúng chủng loại, ghi đầy đủ các yếu tố, đảm bảo được giá trị lưu trữ, cung cấp chính xác kịp thời cho người sử dụng nó.

-          Kiểm tra chứng từ bao gồm:

  • Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ phát sinh.

  • Kiểm tra sự trung thực, đầy đủ của chứng từ.

  • Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin.

  • Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của người lập, kiểm tra, xét duyệt chứng từ đối với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bạn đang quan tâm đến bảng giá dịch vụ kế toán thuế, bảng giá dịch vụ kế toán trọn gói ở đâu tốt và giá ưu đãi hãy tham khảo bài viết: Bảng giá dịch vụ kế toán thuế để biết thêm nhé.

3. Một số mẫu sổ kế toán tổng hợp theo quy định của Bộ Tài chính

3.1 Mẫu sổ nhật ký chung theo quyết định 48

mẫu sổ kế toán tổng hợp 1

3.2 Mẫu sổ cái chung theo quyết định 48

mẫu sổ kế toán tổng hợp 2

3.3 Mẫu sổ cái theo thông tư 200

mẫu sổ kế toán tổng hợp 3

Kiểm toán nhà nước luôn là mối quan tâm của nhân dân, phục vụ cho việc phản ánh tình trạng sử dụng các tài công, ngân sách nhà nước. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về quy trình, thủ tục của Kiểm toán nhà nước

4. Công việc của kế toán tổng hợp

4.1. Công việc hàng ngày của kế toán tổng hợp

– Thu thập, tập hợp, lưu trữ, xử lý các số liệu, dữ liệu kế toán trên các chứng từ kế toán phát sinh.

– Lập các phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng,… tại tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tránh tình trạng chậm trễ dẫn đến việc nhầm lẫn, thiếu sót trong khâu khớp quỹ hoặc kiểm kê hàng hóa tồn kho hàng ngày,….

– Nhập dữ liệu vào sổ quỹ, sổ tiền gửi và các sổ liên quan khác có liên quan.

– Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ trước khi đưa chúng vào sổ sách kế toán.

4.2. Công việc hàng tháng

– Kiểm soát và theo dõi công nợ của nhà cung cấp và khách hàng.

– Kê khai hóa đơn đầu ra phát sinh trong tháng.

– Lập các tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, làm báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn và các loại thuế đi kèm, trong trường hợp doanh nghiệp phải nộp báo cáo theo tháng.

– Tạo bảng tính lương, bảng tính lương làm thêm giờ, chế độ bảo hiểm, các khoản tiền thưởng, phụ cấp khác để trả cho người lao động.

– Tính lại trị giá hàng hóa tồn kho, giá vốn hàng hóa bán, khấu hao tài sản cố định,…

4.3. Nhiệm vụ hàng quý

– Tiến hành kiểm tra và rà soát các loại hóa đơn, chứng từ ghi nhận trên sổ sách kế toán để lập tờ khai giá trị gia tăng theo hàng quý, tạm tính thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.

– Lập các báo cáo tài chính hàng quý, các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.

4.4. Nhiệm vụ hàng năm

Giai đoạn đầu năm:

– Thực hiện kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài đầu năm. Thời hạn kê khai và nộp thuế là ngày 31/01, trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì thời hạn là trong vòng 30 ngày kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân (tháng 12 hoặc quý 4) và tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp (quý 4) năm trước liền kề.

– Nộp báo cáo tài chính, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân của năm trước liền kề và thời hạn nộp là trong 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.

Giai đoạn cuối năm:

– Kiểm kê, đối soát lại chứng từ, hóa đơn, hạch toán hết các hóa đơn giá trị gia tăng còn bỏ sót, tránh để hóa đơn sang năm sau mới hạch toán vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.

– Thực hiện đối chiếu với sổ quỹ và quỹ tồn thực tế, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ với nhà cung cấp và khách hàng; đối chiếu giữa số liệu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.

– Lập các báo cáo tài chính của năm gồm: Bảng cân đối kế toán (hay Báo cáo tình hình tài chính), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp), Thuyết minh Báo cáo Tài chính, Bảng Cân đối số phát sinh tài khoản.

Ngoài các nhiệm vụ mang tính thời điểm cố định như trên, người làm kế toán tổng hợp còn phải phối hợp công việc với kế toán trưởng và các kế toán viên khác để:

– Phân công và giám sát công việc của các kế toán viên.

– Tham gia công tác kiểm tra tại các phòng ban, đơn vị cơ sở.

– Đề ra phương hướng xử lý các công việc kế toán, tài chính còn tồn đọng, sai sót của doanh nghiệp.

– Kiểm kê và quản lý chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán trong thời hạn theo quy định.

– Phân tích các số liệu trên báo cáo tài chính và tham gia vào công tác giải trình và quyết toán thuế tại doanh nghiệp.

– Thực hiện việc điều chỉnh các nghiệp vụ nộp phạt thuế doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan quyết toán thuế.

– Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối ngoại như với Cục thuế, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng,…

5. Kế toán tổng hợp cần có các kỹ năng nào?

Một kế toán tổng hợp chuyên nghiệp không chỉ đòi hỏi kỹ năng chuyên môn mà còn thành tạo kỹ năng mềm. Một số kỹ năng cơ bản, chẳng hạn:

  • Kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán tổng hợp
  • Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng thành thạo, sử dụng được những phần mềm kế toán có tính chuyên ngành để hỗ trợ công việc.
  • Kỹ năng phân tích các chỉ số.
  • Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian để tránh bị quá tải khi làm việc.
  • Khả năng tập trung cao độ trong môi trường áp lực cao.
  • Kỹ năng thuyết trình, trình bày tốt.
  • Tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong khi làm việc.
  •  Kỹ năng ngoại ngữ: Là yếu tố cần thiết trong thời đại 4.0 hiện nay.

6. Kế toán tổng hợp cần có kiến thức gì?

– Để trở thành kế toán tổng hợp đòi hỏi cần am hiểu và vận dụng tốt những kiến thức từ cơ bản đến phức tạp, bao gồm: nguyên lý về kế toán, kế toán tiền, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán thuế, luật về thuế, luật về kế toán và các thông tư, nghị định liên quan,… và đảm nhận vị trí kế toán doanh nghiệp để làm bước đệm.

– Đảm nhận vị trí kế toán tổng hợp chính là bước đệm để có thể tiến lên vị trí kế toán trưởng hay giám đốc tài chính của doanh nghiệp.

7. Yêu cầu về trình độ vị trí kế toán tổng hợp gồm những gì?

Kế toán tổng hợp nên là người có nền tảng kiến thức vững vàng. Vì thế, tuyển dụng kế toán tổng hợp thường yêu cầu ứng viên như sau:

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành về kế toán kiểm toán hoặc tài chính
  • Có kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương đương hoặc liên quan
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán, đặc biệt là Excel
  • Nắm vững các nghiệp vụ kế toán, kiến thức về phân tích, tổng hợp dữ liệu và viết báo cáo. 

8. Dịch vụ kế toán tổng hợp của Luật ACC

ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về tư vấn dịch vụ kế toán tổng hợp. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách.

Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:

+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;

+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;

+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;

+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác;

9. Giá trị khi sử dụng dịch vụ kế toán mà Luật ACC mang lại

  • Tư vấn nhiệt tình mọi vấn đề pháp lý cho khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ACC;
  • Hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng;
  • Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối.
  • Tiết kiệm được chi phí:
    • Không phát sinh chi phí tuyển dụng và đào tạo kế toán viên.
    • Không phải quản lý bộ máy kế toán. Không phát sinh các khoản chi phí BHXH, BHYT, khen thưởng và trợ cấp cho người lao động.
    • Không phát sinh các khoản chi phí ban đầu như: phần mềm kế toán, bàn ghế cho kế toán viên, máy in, máy vi tính, văn phòng phẩm, điện, nước, chi phí đi lạị.
  • Đảm bảo an toàn, đúng luật:
    • Được kịp thời cập nhật các thông tư, nghị định, luật thuế mới nhất.
    • Số liệu kế toán được xử lý kịp thời, chính xác, đảm bảo lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
    • Sổ sách kế toán luôn gọn gàng, suôn sẻ và dễ theo dõi. Vì chúng tôi làm việc toàn bộ trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp và cách thức ghi chép sổ sách được thống nhất ngay từ đầu.

10. Công ty Luật ACC giải đáp những câu hỏi thường gặp

10.1. Kế toán tổng hợp cần có kiến thức gì?

– Để có thể hướng tới vị trí kế toán tổng hợp cần am hiểu và vận dụng tốt những kiến thức từ cơ bản đến phức tạp, bao gồm: nguyên lý về kế toán, kế toán tiền, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán thuế, luật về thuế, luật về kế toán và các thông tư, nghị định liên quan,… và đảm nhận vị trí kế toán doanh nghiệp để làm bước đệm.

10.2. Kế toán tổng hợp khác gì so với kế toán trưởng?

Kế toán trưởng là người đứng đầu cho bộ phận kế toán. Trong quá trình làm việc, kế toán trưởng chịu trách nhiệm ở phạm vi rộng hơn, tham mưu với các lãnh đạo về các mảng tài chính, kế toán,… trong doanh nghiệp.

10.3. Kế toán tổng hợp có phải kế toán nội bộ không?

Kế toán tổng hợp được coi là một trong những vị trí kế toán nội bộ của doanh nghiệp. Ngoài ra thì còn nhiều vị trí khác cũng được coi là kế toán nội bộ như kế toán kho, kế toán tiền lương, v.v.

10.4. Nhiệm vụ hàng quý kế toán nội bộ không?

– Tiến hành kiểm tra và rà soát các loại hóa đơn, chứng từ ghi nhận trên sổ sách kế toán để lập tờ khai giá trị gia tăng theo hàng quý, tạm tính thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp.

– Lập các báo cáo tài chính hàng quý, các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.

10.5. Dịch vụ kế toán tổng hợp có giúp doanh nghiệp tổng hợp thuế hay không?

Có. Như đã phân tích trên, công việc của kế toán tổng hợp hàng tháng là phải lập các tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp, làm báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn và các loại thuế đi kèm, trong trường hợp doanh nghiệp phải nộp báo cáo theo tháng...

10.6. Kế toán tổng hợp khác gì so với kế toán trưởng?

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp và sẽ phụ trách và tham mưu cho các cấp lãnh đạo về tài chính, các chiến lược tài chính và kế toán cho doanh nghiệp. 

Kế toán tổng hợp là những người phụ trách việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp làm việc trực tiếp dưới quyền các kế toán trưởng của doanh nghiệp. 

Như vậy, kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước ban giám đốc cũng như các cơ quan chức năng có liên quan. Thì kế toán tổng hợp chính là trợ thủ đắc lực cho kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ của mình. Hai vị trí kế toán này có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau mà khó thể tách rời. Kế toán trưởng muốn làm tốt công việc của mình thì phải cần có những nhân viên làm kế toán tổng hợp và kế toán nội bộ tài năng, chắc tay về xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cách tổ chức chứng từ kế toán, lập báo cáo…

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Kế toán tổng hợp là gì? Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về hoạt động kế toán. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Nếu quý khách hàng có nhu cầu dử dụng dịch vụ kế toán trọn gói hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1104 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo