Kiểm toán nhà nước là gì? (Cập nhật 2024)

Kiểm toán nhà nước là gì? Là loại hình kiểm toán luôn tồn tại ở mỗi quốc gia, mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội, kiểm toán nhà nước luôn là mối quan tâm của nhân dân, phục vụ cho việc phản ánh tình trạng sử dụng các tài công, ngân sách nhà nước. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về quy trình, thủ tục của loại kiểm toán này như sau.

kiểm toán nhà nước là gì
Kiểm toán nhà nước

1. Hoạt động kiểm toán nhà nước là gì?

Kiểm toán nhà nước là gì?, là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước tiến hành, hoạt động này chủ yếu sẽ kiểm toán tính tuân thủ của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, họ sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn. hợp pháp của các chứng từ, số liệu kế toán của những đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, hay các tổ chức xã hội sử dụng ngân sách do nhà nước cấp.

2. Tiêu chuẩn để trở thành một kiểm toán viên nhà nước

Tại Điều 21 của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có đề cập

Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo được các tiêu chuẩn công chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức. Những tiêu chuẩn đó bao gồm:

a.       Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

b.      Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

c.       Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;

d.      Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.

3. Phạm vi kiểm toán của kiểm toán nhà nước là gì?

Đối với công tác kiểm tra và xác nhận, kiểm toán viên Nhà nước tiến hành kiểm tra công tác kế toán, các Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, các ngân sách trong bộ máy của Nhà nước. Thông qua đó xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp các chứng từ, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán ngân sách; đưa ra các kết luận và đánh giá về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Các xác nhận được dựa trên cơ sở các bằng chứng và nhận xét, báo cáo của các kiểm toán viên có trình độ và trách nhiệm để đảm bảo rằng các xác nhận và đánh giá có được tính thận trọng, trung thực và khách quan.

Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh tế Nhà nước, kiểm toán nhà nước còn cần phải nhận xét về tính kinh tế, tính hợp lý, tính tiết kiệm và về hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Kiểm toán viên đánh giá hoạt động của Nhà nước phải bao quát được toàn bộ hoạt động kinh tế của cơ quan hành chính bị kiểm toán từ việc kiểm tra các chứng từ kế toán đến việc đánh giá được tính kinh tế của hoạt động đó. Quy mô hoạt động của Nhà nước rất rộng lớn, do vậy không thể nào kiểm tra hết tất cả các khoản thu và các khoản chi. Vì vậy, phải tùy theo cách xem xét và đánh giá, cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành việc chọn mẫu cho phù hợp, đảm bảo kết luận đưa ra là dựa trên phạm vi kiểm toán đủ rộng. Các phương pháp chọn mẫu này đảm bảo rằng ngăn ngừa được sự gian lận trong quản lý tài chính và hành vi trục lợi cá nhân kể cả ở những cơ quan, đơn vị năm đó không bị kiểm toán.

Kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng đang là vấn đề được quan tâm, chú ý tại hầu hết các công ty nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh. Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Kiểm toán nội bộ của Luật ACC

4. Quyền hạn, chức năng của kiểm toán nhà nước là gì trong nền kinh tế

Để thực hiện một cuộc kiểm toán chất lượng, kiểm toán viên Nhà nước có những quyền hạn sau:

a.       Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, các chứng từ phục vụ cho cuộc kiểm toán.

b.      Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai sót trong Báo cáo tài chính và hành vi không chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt.

c.       Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

d.      Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.

e.      Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

f.        Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.

g.       Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.

h.      Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.

5. Cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước là gì?

Kiểm toán nhà nước được tổ chức thống nhất bao gồm:

-          Bộ máy điều hành

·         Văn phòng Kiểm toán nhà nước;

·         Vụ Tổ chức cán bộ;

·         Vụ Tổng hợp;

·         Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;

·         Vụ Pháp chế;

·         Vụ Hợp tác quốc tế.

·         Thanh tra Kiểm toán nhà nước.

·         Văn phòng Đảng – Đoàn thể

-          Đơn vị kiểm toán nhà nước chuyên ngành

·         Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia kiểm toán lĩnh vực quốc phòng;

·         Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ib kiểm toán lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách Đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ Nhà nước;

·         Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành kinh tế tổng hợp;

·         Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III kiểm toán lĩnh vực ngân sách Trung ương của Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ;

·         Kiểm toán nhà nước chuyên ngành IV kiểm toán lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở;

·         Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V kiểm toán lĩnh vực đầu tư, dự án công nghiệp, dân dụng;

·         Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI kiểm toán các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước;

·         Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII kiểm toán ngân hàng, các tổ chức tài chính.

-          Đơn vị kiểm toán nhà nước khu vực

·         Kiểm toán nhà nước khu vực I, trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực II, trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực III, trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực IV, trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực V, trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực VI, trụ sở đặt tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực VII, trụ sở đặt tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực VIII, trụ sở đặt tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực IX, trụ sở đặt tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực X, trụ sở đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực XI, trụ sở đặt tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực XII, trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk;

·         Kiểm toán nhà nước khu vực XIII, trụ sở đặt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dịch vụ kiểm toán là gì? Các lợi ích khi sử dụng dịch vụ kiểm toán là gì? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Dịch vụ kiểm toán

6. Cơ sở hình thành một cuộc kiểm toán nhà nước là gì?

Một cuộc kiểm toán nhà nước phải dựa vào các văn pháp luật sau

-          Luật Kiểm toán nhà nước;

-          Chuẩn mực đạo đức cho người hành nghề kiểm toán;

-          Chuẩn mực kiểm toán và các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam

7. Những quy định về báo cáo kiểm toán nhà nước là gì?

Tương tự kiểm toán độc lập thì một báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên nhà nước cũng bao gồm những nội dung cơ bản sau:

·         Số hiệu và tiêu đề của báo cáo

·         Người nhận báo cáo kiểm toán

·         Mở đầu của báo cáo kiểm toán

·         Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với báo cáo tài chính

·         Trách nhiệm của kiểm toán viên

·         Ý kiến của kiểm toán viên

·         Các trách nhiệm báo cáo khác

·         Chữ ký của kiểm toán viên

·         Ngày lập báo cáo kiểm toán.

o   Tên địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán.

8. Giá trị và lợi ích của kiểm toán nhà nước là gì?

a.       Giá trị của kiểm toán nhà nước là gì?

·     Giá trị của kiểm toán nhà nước là gì? Đầu tiên, có thể nói đến giá trị lớn nhất và bao trùm của ngành nghề kiểm toán là xây dựng lòng tin, duy trình và nuôi dưỡng niềm tin của xã hội, của nhân dân vào một nền kinh tế, tài chính lành mạnh, vào một hệ thống ngân sách được quản lý, kiểm soát có hiệu quả. Việc công khai kết quả kiểm toán tài chính nhà nước của Tổng kiểm toán nhà nước đã giúp người dân và xã hội có thêm thông tin và sự đánh giá về tình hình tài chính nhà nước. Đây là những đánh giá mang tính chuyên môn, khách quan về sự tin cậy của thông tin tài chính, sự chuẩn xác của các khoản thu, chi ngân quỹ, thu chi ngân sách nhà nước (NSNN).

·      Giá trị thứ hai mà kiểm toán nhà nước mang lại là những giá trị thông tin và giá trị pháp lý cho các mục tiêu thảo luận, đánh giá, phục viên các hoạt động giám sát. Kiểm toán nhà nước là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước, là cơ quan chuyên môn do Quốc Hội lập. Hoạt động kiểm toán nhà nước có những đánh giá và xác nhận khách quan về thông tin tài chính, ngân sách. Với dự toán và quyết toán NSNN do Chính phủ trình ra Quốc hội, kiểm toán đưa ra đánh giá chính thức về độ tin cậy của thông tin, sự khẳng định từ góc độ chuyên môn về số liệu có thể chấp nhận, những số liệu chưa thể chấp nhận và bằng chứng về những nhận định đó.

b.      Lợi ích của kiểm toán nhà nước là gì?

Trước hết, đối với là xã hội, lợi ích của kiểm toán nhà nước là gì? là xác nhận và chỉ ra thực trạng quy mô và thực trạng sức khỏe của nền tài chính quốc gia. Với kết quả kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của thông tin về ngân sách nhà nước, về số liệu; kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng NSNN, kiểm toán nhà nước sẽ giúp người dân và xã hội hiểu được thực trạng nền tài chính quốc gia, cùng nhau có trách nhiệm vì một nền tài chính quốc gia có tiềm lực mạnh và công khai, minh bạch.

Thứ hai, kiểm toán nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin tài chính – kế toán. Thông tin và ý kiến của kiểm toán nhà nước cung cấp cho Chính phủ làm các căn cứ cho việc xem xét và đề ra các quyết định ở tầm vĩ mô các hoạt động tài chính, phân bổ và sử dụng nguồn lực. Bằng các hoạt động chuyên môn, KTNN chỉ ra cái được, cái chưa được trong quản lý thu, chi NSNN với bằng chứng pháp lý, nghiệp vụ chuyên môn xác nhận số đúng, số tin cậy của thu chi công quỹ, dự toán thu, chi; của số thực thu, thực chi trong quyết toán ngân sách để Chính phủ và chính quyền các cấp có căn cứ điều hành ngân sách nhà nước.

Thứ ba, KTNN góp phần tích cực vào quá trình công khai và minh bạch tài chính nhà nước. Ngày nay, công khai trong tài chính nhà nước đã trở thành một vấn đề cốt yếu, kéo theo nó là sự bác bỏ những hệ thống trong đó tất cả những gì liên quan đến quản lý, quyết định và sử dụng công quỹ đều không rõ ràng và do vậy không thể kiểm soát được. Sự không rõ ràng của hệ thống tài chính nhà nước gây phương hại đến nền dân chủ, đến việc tạo dựng một cơ chế quản lý tài chính có hiệu quả.

Tham khảo dịch vụ kiểm toán tại ACC Group

Nếu quý khách có nhu cầu cung cấp thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ, tư vấn về dịch vụ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn:

Hotline: 1900.3330

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (544 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo