Hợp đồng là gì? Một số loại hợp đồng thông dụng nhất 2024

Trong đời sống kinh tế - xã hội, hợp đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng cho mọi hoạt động giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các quyền, nghĩa vụ khác giữa các bên. Nó đóng vai trò như một văn bản pháp lý, ghi nhận sự cam kết của các bên tham gia và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Trong bài viết này, hãy cùng ACC tìm hiểu về Hợp đồng là gì? Một số loại hợp đồng thông dụng nhất nhé.

Hợp đồng là gì_ Một số loại hợp đồng thông dụng nhất.

Hợp đồng là gì_ Một số loại hợp đồng thông dụng nhất.

1. Hợp đồng là gì?

Căn cứ Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Một số loại hợp đồng thông dụng nhất

Một số loại hợp đồng thông dụng nhất

Một số loại hợp đồng thông dụng nhất

Hợp đồng mua bán tài sản 

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. (căn cứ khoản 1 Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng trao đổi tài sản

Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.(căn cứ Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. (Căn cứ Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất. (Căn cứ Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng hợp tác

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. (Căn cứ Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. (Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. (Căn cứ Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. (Căn cứ Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015)

3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Căn cứ Điều 117 của Bộ luật dân sự 2015, Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bao gồm:

  •  Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  •  Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

4. Nội dung và hình thức của hợp đồng được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 398 Bộ luật dân sự 2015, nội dung của hợp đồng:

  • Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
  • Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Căn cứ khoản 7 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015, hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.

5. Bồi thường thiệt hại hợp đồng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 360 Bộ luật dân sự 2015, Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Căn cứ Điều 13 Bộ luật dân sự 2015, Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Căn cứ điều 419 Bộ luật dân sự 2015, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định như sau:

  • Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

6. Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng cần phải có tính ràng buộc pháp lý không và tại sao?

Có, tính ràng buộc pháp lý trong hợp đồng giúp đảm bảo sự thực hiện đúng đắn của các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận, và cung cấp cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp nếu có.

Có thể hủy bỏ một hợp đồng được ký kết không và trong trường hợp nào?

Có, một hợp đồng có thể được hủy bỏ nếu một trong các bên vi phạm các điều khoản của nó, nếu có sự thỏa thuận từ cả hai bên, hoặc nếu có các lý do pháp lý cụ thể như sự mất mát hoặc thay đổi về tính chất của thỏa thuận ban đầu.

Liệu hợp đồng có thể được áp dụng mà không cần việc ký kết bằng văn bản?

Có, một số hợp đồng có thể được thiết lập thông qua các hình thức khác nhau như hành động, miệng lời, hoặc sự im lặng, miễn là các yếu tố cần thiết của một hợp đồng như ý chí đồng thuận và quyền lợi/nghĩa vụ của các bên đã được thể hiện rõ ràng.

 

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Hợp đồng là gì? Một số loại hợp đồng thông dụng nhất. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (981 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo