Hồ sơ người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những gì?

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là công dân mang quốc tịch nước ngoài, họ đang sinh sống và làm việc, đăng ký tạm trú, thường trú tại lãnh thổ Việt Nam. Khi tham gia vào thị trường lao động trong nước, người nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện, tuân thủ đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định. Vậy, hồ sơ người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

hồ sơ người nước ngoài làm việc tại việt nam

hồ sơ người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Thị thực (Visa nhập cảnh)

Thị thực (Visa nhập cảnh) là một loại giấy tờ xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Có tới 20 loại thị thực khác nhau để người nước ngoài có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích nhập cảnh của mình.

Ví dụ như thị thực ký hiệu DL cho mục đích du lịch, DN cho mục đích làm việc với doanh nghiệp, TT cho thăm thân,…

Hiện tại, visa để nhập cảnh Việt nam được cấp theo một trong hai hình thức sau:

  1. Visa rời: thường được cấp cho những người trong hộ chiếu còn hiệu lực không còn trang trống;
  2. Visa dạng tem dán trên hộ chiếu.

Mỗi thị thực lại có thời hạn và thủ tục hồ sơ riêng, do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định. Ví dụ thị thực du lịch có thời hạn tối đa 03 tháng, thị thực doanh nghiệp có thời hạn tối đa 6 tháng, thị thực điện tử có thời hạn 30 ngày…

Trong hầu hết các trường hợp, người nước ngoài sẽ phải xin thị thực để nhập cảnh vào Việt Nam trước. Sau đó, họ mới có thể xin được các loại giấy tờ cư trú khác như thẻ tạm trú, thẻ thường trú.

Tại thời điểm hiện tại, không phải người nước ngoài nào vào Việt nam cũng bắt buộc phải xin thị thực (visa nhập cảnh). Việt Nam có chính sách miễn visa đối với một số nhóm đối tượng.

2. Giấy miễn thị thực (Visa 5 năm)

Giấy miễn thị thực (còn được nhiều người hiểu là Visa 5 năm) là loại giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam được cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Giấy này có giá trị thay thế thị thực Việt Nam để nhập cảnh với mục đích thăm thân, giải quyết việc riêng.

Thời hạn của giấy miễn thị thực lên tới 05 năm. Nhiều hơn rất nhiều so với thị thực thông thường. Tuy nhiên, mỗi lần nhập cảnh, người nước ngoài chỉ được cư trú từ 90 – 180 ngày.

3. Thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Thẻ tạm trú cũng được dùng để thay thế thị thực nhưng được cấp cho những đối tượng có nhu cầu cư trú lâu dài ở Việt Nam (xuất nhập cảnh nhiều lần, không giới hạn thời gian cư trú trong thời hạn của thẻ).

Các trường hợp này thường được cấp là lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Việt Nam hay người nước ngoài kết hôn với vợ hoặc chồng là người Việt Nam,… Chính vì thế, thời hạn của thẻ tạm trú có thể kéo dài từ 01 cho đến 05 năm tùy từng loại.

4. Giấy tờ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Để người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam, thì một trong những giấy tờ bắt buộc phải có là Giấy phép lao động (có tên tiếng anh là Work permit). Hoặc đối với một số đối tượng đặc biệt cũng cần phải có Giấy xác nhận Miễn Giấy phép lao động.

5. Những lưu ý khi làm giấy tờ cho người nước ngoài ở Việt Nam

Người nước ngoài khi tự ý đi làm giấy tờ ở các dịch vụ không uy tín sẽ dẫn đến trình trạng bị chặt chém mà không đem lại hiệu quả. Bạn cần phân biệt rõ các loại giấy tờ để tránh trường hợp gây nhầm lẫn. Đã có nhiều trường hợp khi bị cơ quan chức năng kiểm tra giấy tờ, thì có một số người nước ngoài đưa giấy tờ sai dẫn đến bị phạt vô cớ.

6. Điều kiện cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Người nước để được làm việc tại Việt Nam thì phải đáp ứng một số quy định sau đây theo quy định của pháp luật.

- Người nước ngoài phải nằm trong độ tuổi theo quy định của Luật lao động Việt Nam.

- Có công ty/tổ chức trong nước hoặc quốc tế Việt Nam nhận vào làm việc theo Hợp đồng lao động hoặc theo diện di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp được doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam tiếp nhận làm việc.

- Có đầy đủ trình độ, hồ sơ và giấy tờ để xin cấp Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có thị thực nhập cảnh Việt Nam và đăng ký tạm trú theo quy định của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;

- Trong quá trình làm việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

7. Thủ tục xin cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Đối với người lao động nước ngoài:

- Đăng ký tuyển dụng vào công ty/tổ chức tại Việt Nam để làm một công việc cụ thể là chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật .... phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. (Lưu ý: Hiện tại Việt Nam chỉ tiếp nhận lao động có trình độ cao không tiếp nhận lao động phổ thông, giản đơn)

- Tại nước ngoài chuẩn bị các hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam bao gồm nhưng giấy tờ liên quan đến bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm làm việc, lý lịch tư pháp và Giấy khám sức khoẻ (Nếu có). Những hồ sơ này phải được Hợp pháp hoá lãnh sự bởi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam).

- Làm các thủ tục xin cấp visa Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam/Lãnh sự quán Việt hoặc tại cửa khẩu sân bay, đường bộ .... sau khi công ty sử dụng người lao động nước ngoài xin Công văn chấp thuận nhập cảnh cho người nước ngoài vào làm việc với doanh nghiệp.

Đối với người sử dụng lao động (Công ty ty/tổ chức):

- Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động với Cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền (Sở lao động hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất);

- Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài thông qua hình thức online trực tuyến hoặc trực tiếp

- Nộp hồ sơ xin cấp visa hoặc thẻ tạm trú cho người nước ngoài sau khi người nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động.

- Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài kể từ khi người nước ngoài nhập cảnh theo sự bảo lãnh của doanh nghiệp vào Việt Nam.

- Kê khai các nghĩa vụ thuês, bảo hiểm và các nghĩa vụ có liên quan với Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là bài viết Hồ sơ người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những gì? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo