Hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay khác nhau ra sao?

Hộ khẩu là một trong những giấy tờ quan trọng nhất của công dân Việt Nam trong đó có hộ khẩu thường trú. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.Hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay khác nhau  thế nào?

Hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay khác nhau thế nào?

1. Hộ khẩu thường trú là gì?

Về mặt thuật ngữ pháp lý, trong các văn bản pháp luật về cư trú không có điều khoản nào ghi nhận, quy định, giải thích về cụm từ "hộ khẩu thường trú". Cụm từ "hộ khẩu thường trú" có lẽ được mọi người trích từ trong một mục thông tin trên Giấy chứng minh nhân dân, đó là mục "Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú". Như vậy, có thể nhận định đây là một cách gọi thông dụng trong thực tiễn đời sống của mọi người. Nó được cấu thành từ hai thuật ngữ pháp lý về cư trú đó là "hộ khẩu" (sổ hộ khẩu) và "thường trú".

Vậy để làm rõ nội dung cụm từ này cần đi làm rõ thuật ngữ "hộ khẩu" và "thường trú".

Điều 24 Luật Cư trú trước đây (năm 2006) giải thích:

"Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân".

Cùng với đó, tại Điều 18 Luật này giải thích:

"Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ."

Hiện tại theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 không còn quy định về thuật ngữ "sổ hộ khẩu". Về thường trú, tại khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích:

"Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;".

Từ các thuật ngữ pháp lý trên thì có thể hiểu, hộ khẩu thường trú là cách mọi người dùng để chỉ thông tin về nơi một cá nhân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú và vì thông tin về đăng ký thường trú của cá nhân được thể hiện trong sổ hộ khẩu nên gọi là "hộ khẩu thường trú".

Như vậy, hộ khẩu thường trú của sinh viên chính là nơi mà sinh viên đó với tư cách là công dân Việt Nam sinh sống ổn định, lâu dàu và đã được đăng ký thường trú.

>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục đăng ký thưởng trú [Mới]

2. Hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay khác nhau thế nào?

Tiêu chí Thường trú Tạm trú Lưu trú
Khái niệm Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú Là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày
Bản chất Sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi... trong thời gian ngắn
Thời hạn cư trú Không có thời hạn - Có thời hạn, tối đa 02 năm

- Được gia hạn nhiều lần

Thời hạn ngắn, dưới 30 ngày, mang tính nhất thời
Nơi đăng ký cư trú - Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Điều kiện đăng ký Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có chỗ ở hợp pháp;

- Nhập hộ khẩu về nhà người thân

- Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

- Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở

- Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội

- Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động

Đáp ứng 02 điều kiện:

- Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú

- Sinh sống từ 30 ngày trở lên

- Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định không phải nơi thường trú

- Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Thời hạn thực hiện Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú - Không quy định.

- Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký

Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước 8h ngày hôm sau

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

3. Căn cứ xác định nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Theo luật cư trú năm 2020, từ ngày 01 tháng 07 năm 2021, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Như vậy, địa chỉ thường trú của công dân được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không xác định theo chứng minh thư nhân dân hay căn cước công dân. Từ ngày 01 tháng 07 năm 2021, Bộ Công an sẽ không còn cấp mới sổ hộ khẩu giấy, vì vậy thay vì xác định địa chỉ thường trú theo sổ này thì công dân có thể xác định nơi đăng ký hộ khẩu thường trú theo Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia.

Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sử dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật cư trú năm 2020 và không được cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Như vậy, hiện nay các thông tin về địa chỉ thường trú thường ghi trong sổ hộ khẩu cũng chưa chắc là thông tin chính xác, mà các thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú mới là nơi cập nhật thông tin cuối cùng và chính xác nhất về địa chỉ thường trú của công dân. Vì vậy cần lưu ý khi kê khai các thông tin, giấy tờ yêu cầu, đồi hỏi về thông tin hộ khẩu thường trú, công dân cần ghi theo thông tin cập nhật trên Cơ sở dữ liệu về cư trú. Như vậy, đối với trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin được cập nhập trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Cụ thể, Cơ sở dữ liệu về cư trú  của công dân bao gồm rất nhiều thông tin như:

  • Số hồ sơ cư trú;
  • Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú; lý do, thời điểm đăng ký xóa thường trú;
  • Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú ; lý do, thời điểm đăng ký xóa tạm trú;
  • Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng;
  • Nơi ở hiện tại, thời hian bắt đồng đến nơi ở hiện tại;
  • Nơi lưu trú, thời gian lưu trú;
  • Các thông tin khác theo quy định tại Nghị định 62/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều luật cư trú.

Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật cào cơ sở dữ liệu về cư trú từ các nguồn sau:

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; Cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; Tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; Tàng thư căn cước công dân; giấy tờ hộ tịch.

Theo đó, Cơ sở dữ liệu về cư trú là ghi nhận chính xác và cập nhật mới nhất về thông tin khi xác nhận nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của công dân.

4. Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú

Để đăng ký làm sổ hộ khẩu, mỗi cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công dân khi làm sổ cần cung cấp cho cán bộ đầy đủ các giấy tờ như sau:

  • Phiếu báo thay đổi sổ hộ khẩu, thông tin nhân khẩu
  • Bản khai nhân khẩu theo mẫu
  • Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp được yêu cầu phải cấp giấy chuyển khẩu)
  • Giấy tờ chứng minh được đây là chỗ ở hợp pháp

5. Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

Để đăng ký hộ khẩu thường trú, công dân cần tuân thủ theo quy trình gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo các mục như trên
  • Bước 2: Nộp hồ sơ

Người đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ mang nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan Công an xã, thị trấn, phường nơi mình sinh sống. Đối với trường hợp địa phương đó không có đơn vị hành chính cấp xã, công dân sẽ nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú của công dân, cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ có thiếu sót giấy tờ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo lại cho công dân muốn đăng ký thường trú bổ sung những danh mục còn thiếu. Sau đó, cơ quan sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho công dân.

  • Bước 3: Nộp lệ phí

Công dân đăng ký thường trú có nghĩa vụ đóng lệ phí đăng ký thường trú theo như quy định của pháp luật.

  • Bước 4: Nhận kết quả

Công dân sẽ nhận được kết quả chậm nhất sau khoảng 07 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú chịu trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về địa chỉ thường trú mới của công dân vào cơ sở dữ liệu cư trú, sau đó thông báo cho người đăng ký.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện nay. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề hộ khẩu, hãy liên hệ trực tiếp với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo