Thay đổi nơi thường trú là một quá trình thường gặp trong cuộc sống khi mà mọi người chuyển đến sinh sống và làm việc tại các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục này, một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm là liệu việc thay đổi nơi thường trú có đòi hỏi cấp lại hộ chiếu hay không? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Thay đổi nơi thường trú có phải cấp lại hộ chiếu không?
1. Nơi thường trú là gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
Bên cạnh đó, tại khoản 10 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống;
Trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.
Như vậy, người dân có thể sinh sống tại nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Tuy nhiên nơi thường trú sẽ có thời gian sinh sống ổn định và lâu dài hơn.
2. Thay đổi nơi thường trú có phải cấp lại hộ chiếu không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản giấy tờ xuất nhập cảnh; báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi bị mất giấy tờ xuất nhập cảnh; làm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hư hỏng, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính.
Mặt khác, thông tin nhân thân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
(Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật Cư trú 2020)
Như vậy, trường hợp thay đổi nơi thường trú dẫn đến việc làm thay đổi thông tin về nhân thân thì khi đó công dân phải làm thủ tục cấp mới hộ chiếu.
>>>> Xem thêm bài viết: Thủ tục cấp đổi hộ chiếu mới như thế nào?
3. Thay đổi nơi thường trú thì có cần làm lại thẻ CCCD không?
Thay đổi nơi thường trú thì có cần làm lại thẻ CCCD không?
Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:
- Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, cụ thể:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại (i) thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+ Xác định lại giới tính, quê quán;
+ Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
+ Khi công dân có yêu cầu.
- Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, trong các trường hợp đổi, cấp lại CCCD, không có quy định khi công dân thay đổi nơi thường trú thì bắt buộc làm lại CCCD, trừ khi có sự yêu cầu từ công dân.
4. Các câu hỏi thường gặp
Có thể xin cấp lại hộ chiếu tại đâu?
Đối với cấp hộ chiếu lần đầu:
- Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
Trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
- Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
- Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
- Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
- Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
- Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
Đối với cấp lại hộ chiếu:
Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của Quý bạn đọc về Thay đổi nơi thường trú có phải cấp lại hộ chiếu không?. Nếu gặp khó khắn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
Nội dung bài viết:
Bình luận