Kể từ đầu tháng 7.2022, Bộ Công an chính thức triển khai cấp hộ chiếu theo mẫu mới. Như chúng ta được biết, hộ chiếu là một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng không thể thiếu đối với mỗi cá nhân khi xuất nhập cảnh. Khi thông tin về hộ chiếu mới được đưa ra đã khiến rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Vậy thủ tục cấp đổi hộ chiếu mới như thế nào? Bài viết sau đây của ACC sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc, giúp bạn có được sự chuẩn bị thuận lợi và tốt nhất cho hành trình của mình.
Thủ tục cấp đổi hộ chiếu mới như thế nào?
1. Hộ chiếu là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi thủ tục cấp đổi hộ chiếu mới như thế nào, ta cần hiểu hộ chiếu là gì và khi nào cần phải dùng đến hộ chiếu.
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
2. Quy định về mẫu hộ chiếu mới
2.1. Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
- Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;
- Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;
- Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;
- Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa:
+ 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm,
+ 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;
+ Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;
+ Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;
+ Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;
+ Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;
+ Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;
+ Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.
2.2. Các mẫu hộ chiếu
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA quy định:
- Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG);
- Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV);
- Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT).
3. Thủ tục cấp đổi hộ chiếu mới như thế nào?
3.1 Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trực tiếp
Căn cứ Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thủ tục làm hộ chiếu phổ thông như sau:
Hồ sơ làm hộ chiếu
- Tờ khai theo mẫu
- Ảnh chân dung
- Bản sao Giấy khai sinh/trích lục khai sinh với người chưa đủ 14 tuổi.
- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất nếu đã được cấp hộ chiếu. Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất của cơ quan có thẩm quyền.
- Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân nếu có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu được cấp lần gần nhất;
- Bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
Nếu bản chụp không có chứng thực thì phải xuất trình thêm bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Nơi làm hộ chiếu
- Trường hợp cấp lần đầu
- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú, nơi tạm trú;
- Nếu có Căn cước công dân thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi nhất.
- Nếu thuộc một trong các trường hợp đặc biệt sau thì được làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.
- Trường hợp xin cấp từ lần hai trở đi
- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh bất kỳ;
- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
Trình tự các bước làm hộ chiếu
- Bước 1: Điền tờ khai
- Bước 2: Công chức làm thủ tục đối chiếu thông tin, chụp ảnh, lấy vân tay
Công chức làm thủ tục kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh.
Chụp ảnh chân dung, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu.
- Bước 3: Nộp lệ phí, cấp giấy hẹn trả kết quả
Trường hợp chưa cấp hộ chiếu cho cá nhân, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3.2 Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trực tuyến
Có một thực tế đặc biệt từ đầu tháng 7 thì lượng người đến các cơ quan Công an quản lý xuất nhập cảnh làm thủ tục cấp hộ chiếu mới ngày càng đông gây ra tình trạng quá tải, khiến nhiều người bất đắc dĩ phải ra về. Do đó, để tránh thời gian chờ đợi của công dân, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, khuyến khích công dân chủ động khai tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an: https://dichvucong.bocongan.gov.vn.
Việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí của công dân mà không phải đến trực tiếp cơ quan xuất nhập cảnh để xếp hàng nộp tờ khai, chụp ảnh. Cụ thể các bước như sau:
- Bước 1: Công dân truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia (http://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công an (http://dichvucong.bocongan.gov.vn).
- Bước 2: Công dân đăng nhập vào Cổng dịch vụ công, tìm kiếm dịch vụ cấp hộ chiếu
Tải ảnh chân dung 4 x 6cm phông nền trắng, ảnh CCCD; nhập đầy đủ thông tin vào các cột mục; đăng ký nơi nhận hộ chiếu; tải các tài liệu đính kèm theo quy định. Sau khi hoàn tất các bước, chờ phê duyệt của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Công dân lưu ý cần dùng ảnh chân dung 4 x 6cm rõ mặt theo đúng quy định, không dùng ảnh nghệ thuật, phải dùng CCCD gắn chip để đăng ký, phải có tài khoản trên Cổng dịch vụ công hợp pháp để thuận tiện cho việc làm hồ sơ.
- Bước 3: Thanh toán lệ phí trực tuyến
Sau khi hồ sơ được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận, thanh toán lệ phí trực tuyến theo đường dẫn được Cổng dịch vụ công quốc gia gửi đến qua tin nhắn hoặc email.
- Bước 4: Trả kết quả
Công dân nhận trực tiếp tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc chuyển phát đến tận nhà (nếu đăng ký nhận hộ chiếu qua dịch vụ bưu chính).
4. Hộ chiếu mẫu cũ có còn dùng được không?
Trả lời vấn đề trên, Bộ Công an cho biết, mẫu hộ chiếu phổ thông mới được thực hiện theo Thông tư 73/2021 quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.
So với mẫu cũ, mẫu hộ chiếu phổ thông mới có nhiều cải tiến. Mẫu hộ chiếu mới được thiết kế công phu, trên mỗi trang là hình ảnh tiêu biểu phong cảnh, hình tượng về chủ quyền quốc gia, di sản văn hóa nổi tiếng của đất nước, góp phần khẳng định và quảng bá những hình ảnh Việt Nam ra thế giới, thể hiện được truyền thống, lịch sử, địa lý, văn hóa Việt Nam.
Hơn nữa, mẫu hộ chiếu phổ thông mới đảm bảo các kỹ thuật bảo an, khó làm giả.
Công dân đã được cấp hộ chiếu mẫu cũ trước ngày 1-7-2022 sẽ tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu.
Bộ Công an cho biết thêm, cơ quan này đã chuyển các mẫu hộ chiếu ngoại giao, công vụ, phổ thông không gắn chíp điện tử theo mẫu mới cho Bộ Ngoại giao để thông báo đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và các cơ quan, tổ chức quốc tế có liên quan biết.
Với các mẫu Hộ chiếu ngoại giao, công vụ, phổ thông gắn chíp điện tử, Bộ Công an dự kiến sẽ cấp phát cho công dân vào quý III/2022.
5. Thời hạn hộ chiếu
Theo điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có quy định:
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
- Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
- Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Liên quan đến bài viết, độc giả có thể tham khảo: Thủ tục làm hộ chiếu mất bao lâu?
6. Dịch vụ làm hộ chiếu của ACC
Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục hộ chiếu trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.
Dịch vụ hộ chiếu ACC luôn là đơn vị nhận được nhiều sự quan tâm vì các lý do sau: Thời gian xử lý và nhận được hộ chiếu nhanh, ACC tự tin có thể giúp cho quý khách hàng trong các trường hợp cũng như tất cả các khu vực ở Việt Nam.
7. Các câu hỏi liên quan
Tại sao nên lựa chọn dịch vụ hộ chiếu do công ty Luật ACC cung cấp?
ACC là đơn vị hàng đầu trong cung cấp các dịch vụ cho hộ chiếu với đội ngũ nhân viên tài năng, giàu kinh nghiệm nên khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, mọi công việc liên quan đến thủ tục hộ chiếu, khách hàng sẽ được xử lý một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời chúng tôi cam kết giá cả dịch vụ phải chăng, tiết kiệm nhất cho khách hàng.
Có bao nhiêu loại hộ chiếu?
Hộ chiếu (passport) tùy vào mục đích sử dụng mà bạn cần phải có những passport khác nhau , Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính :
- Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu phổ biến nhất thường dùng để du lịch
- Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu dành cho người làm công vụ nước ngoài
- Hộ chiếu ngoại giao chỉ dành cho quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước
Đến đâu để làm hộ chiếu ở Hà Nội?
Tại Thành phố Hà Nội, có 02 địa điểm cấp hộ chiếu phổ thông là:
Phòng quản lý xuất nhập cảnh - Địa chỉ: 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
Địa điểm này cấp hộ chiếu cho công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Hoàng Mai.
Phòng quản lý xuất nhập cảnh - Cơ sở 2. Địa chỉ: Số 6, Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội
Địa điểm này cấp hộ chiếu cho công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các huyện: Thanh Xuân, Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng, Mê Linh, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa, Hoài Đức.
Đến đâu để làm hộ chiếu ở TP. HCM?
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cấp hộ chiếu cho người dân tại phòng quản lý Xuất Nhập Cảnh
Địa chỉ: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3.
Trên đây là những thông tin ACC muốn chia sẻ đến độc giả về thủ tục cấp đổi hộ chiếu mới như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp. Ngoài ra, liên quan đến bài đọc trên độc giả có thể tham khảo bài viết Hộ chiếu xuất nhập cảnh là gì? (cập nhật 2022) và Làm hộ chiếu ở tỉnh khác được không? [Cập nhật 2022]
Nội dung bài viết:
Bình luận