1. Giấy phép kinh doanh vận tải biển được hiểu là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, kinh doanh vận tải biển được hiểu là việc sử dụng tàu biển để kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý.
Như vậy giấy phép kinh doanh vận tải biển chính là một trong những loại giấy tờ quan trọng để doanh nghiệp được thực hiện kinh doanh hợp pháp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều kiện và cấp.
2. Quy định hiện hành về giấy phép kinh doanh vận tải biển
Trước đây giấy phép kinh doanh vận tải biển là một trong những điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp tiến hành đi vào hoạt động trên thực tế, được quy định cụ thể tại Nghị định 30/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên hiện nay để cho thủ tục hành chính đỡ phức tạp, cũng như có thể đẩy mạnh phát triển kinh doanh vận tải biển mà đến Nghị định 160/2016/NĐ-CP đã bỏ đi quy định về giấy phép kinh doanh vận tải biển. Cụ thể Điều 18 Nghị định 160/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động theo thời hạn của Giấy phép, hết thời hạn của giấy phép đó phải thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển theo quy định tại Nghị định này.
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển thì chậm nhất đến ngày 01 tháng 7 năm 2019 phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển theo quy định tại Nghị định này.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động; kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, các doanh nghiệp này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển quy định tại Nghị định này.
Như vậy có thể thấy nghị định này không yêu cầu phải có giấy phép, trường hợp đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải biển trước đó thì vẫn được tiếp tục sử dụng, trường hợp thành lập sau thì không cần xin giấy phép kinh doanh vận tải biển nữa mà phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển.
Ngoài ra, gần đây nhất, thì nhà nước đã sửa đổi quy định này với hướng thu gọn hơn, bãi bỏ cả quy định về xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển. Cụ thể tại Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải sửa đổi điều 18 này như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động.
- Kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định 147/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển quy định tại Nghị định này.
Tóm lại, theo nghị định mới nhất số 147, thì nhà nước đã bãi bỏ cả giấy phép kinh doanh vận tải biển và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển, theo đó các doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, có thể giúp hạn chế các thủ tục hành chính rườm rà cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, cùng với đó thể có thể giúp đẩy mạnh nhiều người lựa chọn tham gia vào loại hình này.
Xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô ở đâu? Thủ tục thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải biển
3. Quy định hiện hành về giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Cũng giống như giấy phép kinh doanh vận tải biển thì hiện nay nhà nước cũng đã bỏ giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Cụ thể tại Chương II Nghị định 110/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 128/2018/NĐ-CP đối với điều kiện kinh vận tải đường thủy nội địa thì không cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải thủy nội địa.
Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, bởi hiện nay ngành nghề này ít được ưa chuộng, thường thì các doanh nghiệp chỉ vận hành chở hàng hóa, do đó việc giảm bớt các giấy tờ không cần thiết mới có thể giúp nhiều doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tham gia thị trường.
4. Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh vận tải biển.
4.1 Có cần phải xin giấy phép kinh doanh vận tải biển không?
Theo quy định hiện nay, thì không cần xin giấy phép kinh doanh vận tải biển, khách hàng chỉ cần đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đưa ra.
4.2 Giấy phép kinh doanh vận tải biển còn hiệu lực có được tiếp tục sử dụng không?
Như ACC đã phân tích, trường hợp nếu như đã xin giấy phép kinh doanh vận tải biển trước khi quy định bãi bỏ có hiệu lực, thì vẫn được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn. Sau đó thì doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo từng loại hình vận tải mà pháp luật quy định.
4.3 Hiện nay kinh doanh vận tải đối với loại hình nào thì cần giấy phép?
Theo phục lục của Luật đầu tư năm 2020, thì chỉ khi đầu tư kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì mới cần phải có giấy phép kinh doanh. Trường hợp kinh doanh vận tải biển và đường thủy nội địa thì không cần phải xin giấy phép.
4.4 Có cần thay giấy phép kinh doanh vận tải biển bằng giấy phép khác không?
Hiện nay việc kinh doanh vận tải biển không cần phải có bất kỳ một loại giấy phép nào. Quy định trước đây nhà nước có thay giấy phép kinh doanh vận tải biển bằng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay nhà nước cũng đã bãi bỏ quy định này.
4.5 ACC có cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh không?
ACC là một trong những công ty hàng đầu trên cả nước về việc cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh. Khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại công ty chúng tôi.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về giấy phép kinh doanh vận tải biển. Theo quy định hiện hành thì giấy phép này đã được bãi bỏ, tuy nhiên phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đưa ra. Để có thể hiểu rõ hơn, cũng như xem xét doanh nghiệp mình đã đủ điều kiện chưa hãy liên hệ trực tiếp tới chuyên viên của ACC, để được tư vấn một cách chi tiết nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận