"Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai" là bước quan trọng để khởi đầu hành trình kinh doanh một cách hợp pháp và thuận lợi. Với quy trình chuyên nghiệp và hiểu biết sâu rộng về các quy định pháp luật, chúng tôi mang đến sự hỗ trợ toàn diện, giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được giấy phép cần thiết, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh Đồng Nai.
Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai
1. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai
"Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai" là bước quan trọng để khởi đầu hành trình kinh doanh một cách hợp pháp và thuận lợi. Với quy trình chuyên nghiệp và hiểu biết sâu rộng về các quy định pháp luật, chúng tôi mang đến sự hỗ trợ toàn diện, giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được giấy phép cần thiết, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh Đồng Nai.
1.1 Tại sao nên làm dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai của ACC?
Việc chọn lựa dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai của ACC mang đến nhiều ưu điểm đáng kể.
Đầu tiên, chúng tôi có đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, hiểu rõ về quy trình và yêu cầu pháp luật tại Đồng Nai, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.
Thứ hai, ACC cam kết đảm bảo sự chuyên nghiệp và tận tâm trong mọi khía cạnh của quá trình đăng ký. Chúng tôi hiểu rõ rằng việc này là bước quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp bạn, và chính vì vậy, chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Thứ ba, ACC có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực doanh nghiệp và pháp luật, giúp bạn tránh được các rủi ro và vướng mắc pháp lý. Quá trình làm việc với chúng tôi không chỉ là đơn thuần làm thủ tục mà còn là hành trình hỗ trợ toàn diện, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ và bền vững tại Đồng Nai.
1.2 Các bước thực hiện dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai
2.1 Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Bước 1: Chủ hộ kinh doanh gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ bao gồm những thông tin và hồ sơ giấy tờ sau:
– Hộ khẩu sao y công chứng;
– CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng;
– Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng (nếu là địa điểm thuê); Giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sở hữu);
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể ghi đầy đủ thông tin sau;
+ Tên hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại;
+ Ngành, nghề dự tính đăng ký kinh doanh;
+ Số vốn đăng ký kinh doanh cụ thể là bao nhiêu;
+ Số lao động sử dụng cho hộ kinh doanh;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh;
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ gửi Giấy biên nhận và sau thời hạn từ 3-5 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đã nộp đầy đủ lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh.
+ Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;
+ Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ hộ kinh doanh được biết và tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
2.2 Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
- Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại (như hướng dẫn ở trên).
- Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác).
- Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Bước 6: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
- Bước 7: Đóng thuế môn bài qua mạng.
- Bước 8: Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, đề nghị sử dụng hóa đơn VAT và thông báo phát hành hóa đơn VAT.
- Bước 9: Báo cáo thuế định kỳ hàng tháng, quý, năm tới cơ quan quản lý thuế sở tại.
3. Chi phí dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Đồng Nai
Chi phí dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000đ;
- Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: 300.000 đ;
- Chi phí khắc dấu tròn công ty: 450.000đ;
- Chi phí đặt bảng hiệu công ty: tùy vào nhà cung cấp;
- Chi phí mua chữ ký số (Token) tùy vào nhà cung cấp;
- Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp thông thường là: 1.000.000đ (Chi phí này vẫn thuộc về doanh nghiệp nhưng để duy trì trong tài khoản doanh nghiệp theo yêu cầu từ phía ngân hàng, sau này nếu đóng tài khoản thì ngân hàng sẽ trả lai cho khách hàng)
- Chi phí sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
+ Nếu doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT giấy truyền thống, thì chi phí in mỗi cuốn hóa đơn khoảng 350,000 đ.
+ Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để giảm thiểu chi phí ban đầu và phù hợp với xu hướng hiện nay thì tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau.
- Chi phí đóng thuế môn bài: Công ty sẽ đóng thuế môn bài tùy theo mức vốn điều lệ đăng ký quy định chi tiết dưới bảng sau:
– Nếu giấy phép kinh doanh được cấp vào khoảng thời gian từ 01/01 đến 30/06 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài cả năm.
– Nếu giấy phép kinh doanh được cấp vào khoảng thời gian từ 01/07 đến 31/12 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài nửa năm.
Nghĩa là:
+ Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên.
+ Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài ở bảng trên.
- Sau khi đăng ký thành lập công ty xong, các bạn cần thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty như: Khắc dấu, đăng bố cáo, Thủ tục khai thuế và đóng các loại thuế doanh nghiệp theo quy định. Chi phí dịch vụ: hãy liên hệ với ACC Đồng Nai để được tư vấn và hỗ trợ.
4. Thời gian hoàn thành đăng ký giấy phép kinh doanh
Việc đăng ký kinh doanh mất bao lâu sẽ tùy thuộc vào hình thức đăng ký kinh doanh của bạn. Cụ thể, nếu bạn đăng ký kinh doanh với hình thức hộ kinh doanh cá thể, thời gian sẽ nhanh hơn. Còn nếu trường hợp bạn đăng ký thành lập công ty thì thời gian cũng sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, mức thời gian cụ thể đối với các hình thức kinh doanh hiện nay là:
4.1. Thời gian đăng ký kinh doanh bằng hình thức hộ kinh doanh cá thể
– Thời gian soạn thảo hồ sơ: 1 ngày
– Thời gian nộp hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh: 1 ngày
– Thời gian chờ giải quyết hồ sơ và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: từ 3 – 5 ngày
Tức là, bạn sẽ cần khoảng từ 3 – 5 ngày làm việc để có giấy phép kinh doanh nếu đăng ký kinh doanh bằng hình thức này.
4.2. Thời gian đăng ký kinh doanh bằng hình thức thành lập công ty
– Hiện nay, do chủ trương mở rộng phát triển kinh tế nên chính phủ đã có những quy định, chính sách thay đổi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập. Có nhiều chính sách hỗ trợ tối đa các cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp mới nên thời gian hoàn thành đăng ký kinh doanh cũng được rút ngắn lại. Cụ thể là:
+ Thông thường, bạn sẽ mất khoảng từ 3 – 5 ngày để xin giấy phép thành lập công ty, giấy phép đăng ký doanh nghiệp Việt Nam từ Sở Kế Hoạch và đầu tư. Tức là thời gian để mở công ty vốn trong nước sẽ khoảng từ 3 – 5 ngày.
+ Nhưng nếu bạn thành lập công ty có yếu tố nước ngoài thì sẽ cần mất từ 15 – 30 ngày để xin giấy phép đăng ký đầu tư và từ 3 – 5 ngày để xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian cần thiết khi mở công ty có yếu tố nước ngoài sẽ khoảng từ 18 – 30 ngày.
– Ngoài ra, trên đây chỉ là khoản thời gian để xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp từ Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp cần biết rằng mình sẽ còn cần thêm thời gian để chuẩn bị thông tin công ty, soạn thảo hồ sơ, thủ tục, giấy tờ liên quan, dó đó, thời gian thành lập công ty là bao lâu sẽ tùy thuộc 1 phần vào từng doanh nghiệp.
– Hơn nữa, để đảm bảo công ty thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh thì sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp, bạn cần dành thời gian để xin giấy phép con nếu cần và hoàn tất các thủ tục khác như công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, khắc con dấu, làm tài khoản ngân hàng…
5. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp cho ACC
Để đăng ký kinh doanh thông qua dịch vụ của ACC, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ và thông tin cụ thể. Dưới đây là một danh sách tổng quan:
Giấy tờ cá nhân (đối với cá nhân):
Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của chủ sở hữu kinh doanh.
Giấy tờ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp):
Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Bản sao Quyết định thành lập công ty (nếu có).
Bản sao Đăng ký mã số thuế doanh nghiệp.
Thông tin liên lạc:
Địa chỉ đăng ký kinh doanh và địa chỉ liên lạc.
Số điện thoại di động và địa chỉ Email của bạn.
Mô tả hoạt động kinh doanh:
Mô tả ngắn về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bạn.
Thông tin tài khoản ngân hàng:
Thông tin về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp (nếu có).
Bản đồ địa lý:
Bản đồ chỉ đường đến địa chỉ kinh doanh.
Đối với mỗi loại doanh nghiệp và tình huống cụ thể, có thể có yêu cầu bổ sung khác nhau. ACC sẽ hỗ trợ bạn chi tiết và đảm bảo rằng tất cả các giấy tờ cần thiết được chuẩn bị và nộp đúng cách để quá trình đăng ký kinh doanh diễn ra thuận lợi.
6. Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh
Trước tiên, doanh nghiệp thực hiện giấy phép đăng ký kinh doanh cần phải cẩn trọng và đưa ra những thông tin chính xác và không để lại bất cứ sự nhầm lẫn nào. Đó là yếu tố quyết định hồ sơ được giải quyết kịp tiến độ, vì vậy các cá nhân, tổ chức nên lưu ý đối với các yêu cầu thực hiện dưới đây:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ) hoặc tên xã, phường.. số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận