Giải thể doanh nghiệp có bị phạt không? [Cập nhật năm 2024]

Hiện tượng dịch bệnh covid 19 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp phải lao đao thậm chí bước đến bờ vực phá sản giải thể. Vậy Giải thể doanh nghiệp có bị phạt không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây.

Giải thể doanh nghiệp có bị phạt không? [Cập nhật năm 2023]

Giải thể doanh nghiệp có bị phạt không? [Cập nhật năm 2023] 

1. Giải thể doanh nghiệp có bị phạt không?

Thông thường, doanh nghiệp khi giải thể sẽ không bị phạt khi không vi phạm điều cấm của luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, không vi phạm điều pháp luật cấm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thuộc một số trường hợp sau thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:

1.1. Về thuế:

Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định

Có hành vi trốn thuế như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

1.2. Về Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp

Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:

Điều 36. Vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. a) Không tiến hành thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp bắt buộc giải thể;
  3. b) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động.
  4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  5. a) Buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
  6. b) Buộc gửi quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

2. Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Bước 1: Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp

Nghị quyết, quyết định doanh nghiệp phải gồm các nội dung sau đây:

  • Tên địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Lý do giải thể
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
  • Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị

Bước 2: Thông báo quyết định giải thể doanh nghiệp đến

  • Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Cơ quan thuế
  • Người lao động trong doanh nghiệp

Thời hạn: 7 ngày kể từ ngày thông qua giải thể

Ngoài ra doanh nghiệp còn phải gửi phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền nghĩa vụ và lợi ích liên quan đến khoản nợ (nếu doanh nghiệp còn các khoản nợ khác chưa giải quyết)

Bước 3: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ gồm:

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp:
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp ( nếu có)

Thời hạn: 5 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ

Bước 4: Cập tình trạng pháp lý đã giải thể của doanh nghiệp trên trang cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng kí kinh doanh sẽ làm việc với cơ quan Thuế, nếu cơ quan Thuế xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đã hoàn thành thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ cập nhập tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thành đã giải thể trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí doanh nghiệp cụ thể như sau:

Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Nếu thuộc trường hợp giải thể tự động thì sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện

Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp tự nguyện 

4. Lưu ý khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Khi thực hiện tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

  • Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt các hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh văn phòng đại diện địa điểm kinh doanh
  • Không phải cứ doanh nghiệp không còn khả năng hoạt động thì có thể thực hiện thủ tục giải thể mà nếu muốn thực hiện thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ các nghĩa vụ tài chính khác và đang không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài
  • Khác với phá sản, sau khi giải thể, chủ sở hữu, cổ đông, các thành viên trong công ty vẫn có thể thành lập công ty mới.

5. Lệ phí đăng kí giải thể doanh nghiệp tốn bao nhiêu tiền?

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp quy định như sau:

Điều 5. Các đối tượng được miễn phí, lệ phí

“2. Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.”

Như vậy, theo quy định trên, việc đăng kí giải thể doanh nghiệp sẽ không mất phí.

Như vây, quy trình thủ tục giải thể có thể lên đến 180 ngày tùy vào từng trường hợp. 

✅ Chủ đề:

⭕ Giải thể doanh nghiệp có bị phạt không? [Cập nhật năm 2023]

✅ Kinh nghiệm:

⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm

✅ Năng lực:

⭐ Chuyên viên trình độ cao

✅ Cam kết::

⭕ Thủ tục nhanh gọn

✅ Hỗ trợ:

⭐ Toàn quốc

✅ Hotline:

⭕ 1900.3330

6. Người đại diện theo pháp luật bỏ trốn giải quyết như thế nào?

Người đại diện theo pháp luật được hiểu là những người đại diện cho doanh nghiệp, công ty để ký kết hợp đồng, ký kết giấy tờ và giúp cho các hợp đồng kinh doanh có tính hiệu lực, pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật. Nếu thay đổi người đại diện theo pháp luật sẽ dẫn tới hàng loạt những thay đổi có liên quan khác đến doanh nghiệp. Vậy nên các bạn cần phải nắm bắt kịp thời các thông tin liên quan đến thay đổi người đại diện theo pháp luật cũng như biết được cách giải quyết trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bỏ trốn để khắc phục sự cố và đưa công ty, doanh nghiệp mình tiếp tục phát triển, không bị phá sản.

Đọc thêm tại: Người đại diện theo pháp luật bỏ trốn giải quyết như thế nào?

7. Vì sao phải kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp?

Trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang thắc mắc tại sao phải kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì việc kiểm tra thuế mà một trong các thủ tục giải thể doanh nghiệp cần được hoàn thành. Đây cũng là điều kiện cần để được công nhận giải thể công ty tại cơ quan thế hoặc cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Vì là một trong những điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật, nên việc kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp là điều kiện mà các doanh nghiệp phải làm. Mặc dù các doanh nghiệp hiện nay đã và đang gặp phải khó khăn về vấn đề làm thủ tục giải thể công ty.

Thông tin chi tiết, truy cập: Hướng dẫn thủ tục kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp

8. Khi đăng ký kinh doanh mà kê khai không trung thực, không chính xác thì bị xử phạt như thế nào?

Điều 41 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh:

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.”

Tham khảo thêm tại: Mức xử phạt không đăng ký kinh doanh quy định [2023]

9. Mọi người cũng hỏi

9.1 Khi giải thể cần lưu ý những gì?

  • Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
  • Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
  • Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an theo quy định khi làm thủ tục giải thể.

9.2 Làm giải thể doanh nghiệp hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC thì việc nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp được Miễn lệ phí.

9.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về giải thể doanh nghiệp không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về giải thể doanh nghiệp uy tín, trọn gói cho khách hàng.

9.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về giải thể doanh nghiệp của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải thể doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc gì, đừng quên mà hãy gọi chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo