Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Hiện nay ngoài ký kết hợp đồng dưới hình thức hợp đồng truyền thống thì các doanh nghiệp còn ký kết hợp đồng dưới dạng điện tử. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đó như thế nào, để tìm hiểu vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử của Luật này.

Đặc điểm tiêu biểu của hợp đồng điện tử gồm:

- Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử: Hợp đồng điện tử có điểm mới so với hợp đồng giấy truyền thống là thông tin được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu.

- Có ít nhất 3 chủ thể tham gia: Ngoài hai chủ thể là bên bán, bên mua thì còn có chủ thể thứ ba đứng giữa hai chủ thể kia. Các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng có thể là chủ thể thứ 3 và không tham gia vào quá trình ký hợp đồng mà chỉ đảm bảo tính hiệu quả, giá trị pháp lý của hợp đồng.

- Thực hiện mọi lúc mọi nơi: Vì thông tin trên hợp đồng được thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử nên hai chủ thể không cần gặp nhau nhưng có thể ký kết hợp đồng rất nhanh chóng tại bất kỳ đâu, bất cứ khi nào.

🌀 Hợp Đồng Điện Tử Là Gì? Những Lưu Ý Về Nội Dung Áp Dụng Hợp Đồng Điện Tử

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Như vậy, hợp đồng điện tử được ký kết theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống với hợp đồng bằng văn bản thông thường.

3. Nội dung của hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử sẽ có những nội dung cơ bản như hợp đồng thông thường như:

- Đối tượng hợp đồng.

- Số lượng, chất lượng.

- Giá cả, phương thức thanh toán.

- Địa điểm, thời hạn, phương thức hợp đồng thực hiện.

- Quyền, nghĩa vụ các bên.

- Trách nhiệm do vi phạm.

- Phương thức các bên áp dụng để giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, trong hợp đồng điện tử thì các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác như:

- Yêu cầu kỹ thuật.

- Chứng thực chữ ký số/điện tử.

- Điều kiện đảm bảo sự toàn vẹn.

4. Một số câu hỏi có liên quan

Có những hình thức nào để ký hợp đồng điện tử?

Về cách ký hợp đồng điện tử, người sử dụng có thể dùng chữ ký số USB Token, chữ ký số HSM, chữ ký số từ xa, chữ ký điện tử dạng hình ảnh hoặc chữ ký điện tử scan. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ký hợp đồng có giá trị lớn thì nên dùng các loại chữ ký số vì tính bảo mật cao, không thể bị làm giả. Đối với hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân hoặc hợp đồng có giá trị nhỏ thì có thể dùng chữ ký điện tử.

Lợi ích của hợp đồng điện tử?

Hợp đồng điện tử có những lợi ích như sau:

- Có thể ký hợp đồng nhanh chóng trên nhiều nền tảng thiết bị như máy tính, laptop, Ipad, điện thoại… xóa đi khoảng cách về không gian và thời gian.

- Hợp đồng điện tử sở hữu tính năng cổng ký tiện dụng, tích hợp với mọi loại chữ ký số như: chữ ký số tập trung HSM, USB token, chữ ký số từ xa, chữ ký điện tử bằng hình ảnh, chữ ký trực tiếp… Mỗi chữ ký số được sử dụng cho nhiều điểm giao kết hợp đồng thay cho việc ký tay, đóng dấu rườm rà như trước đây

- Mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế

- Tiết kiệm chi phí tổ chức ký kết, chi phí đi lại, chi phí in ấn, lưu trữ hợp đồng…

- Giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tính pháp lý của của hợp đồng ví dụ như: giả mạo chữ ký, chủ thể ký hợp đồng không đủ quyền hạn…

- Hợp đồng điện tử có tính bảo mật cao.

Sự giống và khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống?

* Điểm giống nhau: cùng là một loại hợp đồng nên hợp đồng điện tử có nhiều điểm giống hợp đồng truyền thống. Đó là:

- Hợp đồng điện tử cũng là sự thỏa thuận thống nhát ý chí giữa các bên. Dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử, dù là hợp đồng được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản hay bằng các phương tiện điện tử thì điều quan trọng là hợp đồng chỉ hình thành nếu các bên giao kết đạt được sự thỏa thuận rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong đó sự thống nhất ý chí giữa các bên là điều quan trọng nhất dù là loại hợp đồng gì.

- Hợp đồng điện tử khi giao kết hay thực hiện đều phải tuân thủ những chuẩn mực chung nhất của hợp đồng liên quan tới hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

Các bên phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng khi tiến hành giao kết hợp đồng điện tử. Có hai nguyên tắc chính được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 là nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội” và nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.

* Điểm khác nhau: Ngoài các điểm chung thì có sự khác biệt nhất định giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống như vấn đề về chủ thể, về nội dung, về trình tự giao kết cũng như pháp luật điều chỉnh.

- Về vấn đề chủ thể, ngoài các chủ thể thông thường là người mua và người bán thì trong hợp đồng điện tử còn có một chủ thể cũng không kém phần quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

- Về vấn đề nội dung, hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt với hợp đồng truyền thống như: địa chỉ pháp lý ngoài các địa chỉ pháp lý thông thường hợp đồng điện tử còn có địa chỉ e-mail, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi và ngày giờ gửi fax.

Các quy định về truy cập, cải chính thông tin điện tử, việc thanh toán các hợp đồng điện tử thông thường thông qua các phương tiện điện tử như thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng…Liên quan đến sự khác nhau về quy trình và thủ tục giao kết ta có thể thấy rằng đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng thương mại truyền thống.

Với hợp đồng thương mại truyền thống các bên sau khi gặp gỡ, trao đổi, thống nhất bằng các tài liệu giấy tờ và ký bằng tay. Hợp đồng điện tử thì lại có một phương thức giao kết khác, các bên sẽ không mất thời gian gặp gỡ trao đổi và ký tay mà thực hiện giao kết trên các phương tiện điện tử và hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử.

Các hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù khác về Hợp đồng điện tử như Luật giao dịch điện tử, Luật về giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thương mại điện tử và Luật về chữ ký điện tử (chữ ký số)…

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Nội dung bài viết có giới thiệu về khái niệm hợp đồng điện tử, đặc điểm và nội dung của hợp đồng điện tử và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo