Thuật ngữ “đặt cọc” được xuất hiện với góc độ là một ngữ cảnh, thời đó khi dùng tiền trong lưu thông dân sự, nhân dân ta thường xâu những đồng tiền lại với nhau thành từng cọc. Khi đặt trước một khoản tiền để làm tin với nhau, họ thường đặt trước một cọc, hai cọc… tùy vào giá trị của từng giao dịch dân sự. Dần dần, sự phát triển của giao lưu dân sự ‘ làm cho biện pháp này không chỉ là việc đặt tiền.
Người ta còn dùng các loại tài sản khác đặt trước để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong các trường hợp khác nhau, người đặt cọc muốn gia hạn hợp đồng đặt cọc như thế nào để phù hợp với quy định của pháp luật. Dưới đây là bài viết Hướng dẫn gia hạn hợp đồng đặt cọc, mời quý khách hàng tham khảo.
gia hạn hợp đồng đặt cọc
1. Đặt cọc và hợp đồng đặt cọc là gì?
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu khái niệm “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, đối tượng của hợp đồng đặt cọc là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”. Mục đích của hợp đồng đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác. Vì vậy, khi giao kết không thực hiện được do một bên từ chối thì bị phạt cọc. Phạt cọc được thực hiện bằng chính tài sản đã đặt cọc khi bên đặt cọc vi phạm nghĩa vụ; bên nhận đặt cọc vi phạm nghĩa vụ thì trả lại cọc và “phạt cọc” bằng một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc. Tất nhiên, ngoài quy định mang tính định hướng của pháp luật, các bên có quyền thỏa thuận khác về mức phạt cọc này.
Để thực hiện đặt cọc, các bên lập hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc bảo đảm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
2. Xin gia hạn thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp đồng rất quan trọng, đặc biệt đối với các hợp đồng mà mục đích giao kết hợp đồng liên quan đến thời gian thực hiện nghĩa vụ, thời gian chiếm hữu tài sản.
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc không gia hạn thời hạn hợp đồng thì các bên được quyền đề xuất, thỏa thuận gia hạn thời hạn hợp đồng. Pháp luật cũng không cấm việc này, đây là quyền tự do thỏa thuận hợp đồng của các chủ thể giao kết hợp đồng.
3. Xin gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Hợp đồng xác lập các nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng, do đó các bên có quyền đề xuất gia hạn việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Quyền chấp thuận đề xuất gia hạn của đối tác được quy định như sau:
- Gia hạn thực hiện hợp đồng đúng thỏa thuận của hợp đồng là quyền của bên thực hiện nghĩa vụ. Việc thông báo gia hạn hợp đồng là bắt buộc nhưng bên nhận không có quyền từ chối.
- Gia hạn thực hiện hợp đồng theo sự kiện bất khả kháng chỉ làm miễn trừ trách nhiệm cho hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng nếu muốn.
- Gia hạn thực hiện hợp đồng không có căn cứ thì bên có quyền được phép đồng ý hay từ chối và yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng.
4. Quy định về phụ lục gia hạn hợp đồng
Mặc dù pháp luật về hợp đồng không bắt buộc các bên phải thực hiện việc gia hạn hợp đồng (gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng) nhưng nếu các bên có nguyện vọng và cùng thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng thì các bên có thể gia hạn hợp đồng thông qua việc ký kết phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng, theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản kèm theo hợp đồng chính, được dùng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực giống như hợp đồng chính đã được giao kết.
Phụ lục hợp đồng sẽ có nội dung phù hợp với nội dung của hợp đồng chính đã giao kết. Trường hợp trong nội dung phụ lục hợp đồng trái với nội dung hợp đồng chính đã giao kết thì nội dung điều khoản này sẽ không có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp các bên chấp thuận nội dung này thì điều khoản này được coi là trường hợp phụ lục hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chính.
Hiện nay, đối với vấn đề về phụ lục gia hạn hợp đồng, trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định chung về phụ lục hợp đồng mà không có khái niệm hay quy định riêng về phụ lục gia hạn hợp đồng, nhưng có thể hiểu, phụ lục gia hạn hợp đồng, là văn bản phụ lục có nội dung nhằm kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng thêm một thời gian theo sự thỏa thuận của các bên.
Việc ký phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng hoàn toàn dựa trên nội dung thỏa thuận của hai bên khi hợp đồng gần hết hạn. Tuy nhiên, đối với một số loại hợp đồng cụ thể thì việc quy định phụ lục hợp đồng nói chung và phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng nói riêng cũng có những quy định riêng nhất định.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn gia hạn hợp đồng đặt cọc. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận