1. Những quy định về mua bán doanh nghiệp
Trên thực tế, theo quy định của pháp luật không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể tiến hành mua bán được. Chỉ công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với loại hình khác như công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu là giành quyền kiểm soát theo phương thức là mua bán nhận chuyển nhượng đa số cổ phần. Còn đối với công ty TNHH thì nhận chuyển nhượng vốn góp trong công ty để nắm quyền quản lý. Do đó, đối với từng loại hình doanh nghiệp có cách mua bán và quy định khác nhau.
- Mua bán doanh nghiệp tư nhân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020: “Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.”
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định bán lại doanh nghiệp của mình cho cá nhân hoặc công ty khác. Sau khi các bên đàm phán định đoạt mức giá phù hợp, ký kết hợp đồng mua bán cần phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp trong vòng 10 ngày.
Thủ tục đăng ký thay đổi nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư bao gồm: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT) có chữ ký của người bán và người mua doanh nghiệp tư nhân, giấy tờ chứng minh bên mua doanh nghiệp, hợp đồng mua bán doanh nghiệp của các bên.
- Mua bán công ty trách nhiệm hữu hạn:
Đối với công ty TNHH muốn mua lại theo hình thức chuyển nhượng phần vốn góp. Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Thông qua đàm phán mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH, từ đó có thể trở thành chủ sở hữu công ty hoặc đồng sở hữu, tùy vào tỷ lệ phần vốn góp. Sau khi hoàn tất ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, cần tiến hành thông báo về thay đổi thành viên với các thành viên còn lại (nếu có) và lập biên bản họp của Hội đồng thành viên. Nộp hồ sơ thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh hoàn tất thủ tục đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh.
- Mua bán công ty cổ phần:
Việc mua bán thông qua chuyển nhượng số cổ phần của công ty. Muốn mua lại nắm quyền quản lý điều hành công ty cần phải nhận chuyển nhượng lượng lớn đa phần số cổ phần công ty đã phát hành. Các bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng chuyển nhượng cổ phần dựa trên căn cứ được quy định tại Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tiến hành lập biên bản xác nhận hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Mở cuộc học Đại Hội đồng cổ đông để thông qua việc chuyển nhượng. Tiến hành đăng ký thay đổi cổ đông kèm danh sách cổ đông mới và thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, khi tiến hành mua bán doanh nghiệp cần xác định rõ loại hình doanh nghiệp mà phạm vi thu mua mong muốn để đưa ra phương án hợp lý và thực hiện thủ tục đúng theo quy định của pháp luật.
2. Mua lại phần vốn góp của công ty
2.1. Quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của thành viên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
- Tổ chức lại công ty;
- Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định nêu trên (khoản 2 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020).
2.2. Thanh toán sau khi mua lại phần vốn góp của thành viên
Tại khoản 3 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên.
Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2.3. Quyền chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên
Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty (khoản 4 Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020).
3. Chuyển nhượng phần vốn góp của công ty
Trừ trường hợp tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật Doanh nghiệp 2020,thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020 sau đây:
- Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
- Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua dưới đây được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên:
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
- Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
Lưu ý: Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (khoản 3 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020).
4. Thẩm định tài sản khi chuyển nhượng doanh nghiệp
Việc thẩm định tài sản của doanh nghiệp trong quá trình chuyển nhượng có ý nghĩa xác định giá trị (bao gồm giá trị pháp lý và giá trị tài chính) của phần vốn dự định chuyển nhượng, thông qua đó bên mua và bên bán sẽ quyết định việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán.
Khi thẩm định tài sản các bên mua cần thực hiện theo quy trình sau:
+ Xác định tài sản cần thẩm định:
tài sản Cần thẩm định của doanh nghiệp gồm có hai nhóm tài sản chính
Nhóm tài sản hữu hình: Đất đai, nhà xưởng, khu văn phòng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị nguyên vật liệu sử dụng trong hoạt động sản xuất hoặc vận hành.
Nhóm tài sản vô hình gồm:
Thứ nhất: nhóm tài sản vô hình thuộc đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả đối với tác phẩm; quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý; quyền sở hữu đối với giống cây trồng; các quyền sở hữu sử dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ; quyền sở hữu đối với công nghệ độc quyền. công nghệ có khả năng phát triển và phổ biến…
Thứ hai: Nhân lực của doanh nghiệp, trong đó bao gồm: trí tuệ, kiến thức, năng lực chuyên môn, khả năng lao động, vận hành của người lao động, uy tín và năng lực của thành viên, Cổ đông và các lao động chủ chốt khác (bao gồm các cố vấn, chuyên gia, đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp);
Thứ ba: Các lợi thế kinh doanh và lợi thế pháp lý của doanh nghiệp, bao gồm: Hệ thống các cửa hàng, đại lý phân phối và mạng lưới khách hàng, đối tác của doanh nghiệp trong thị trường, thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ trong lĩnh vực kinh doanh, vị thế cạnh tranh cỏa doanh nghiệp trong lĩnh vực đó; Các giấy phép độc quyền, giấy phép đối với lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giấy phép khai thác khoáng sản; Những ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp hoặc dự án của doanh nghiệp.
Tài sản thẩm định cần phải được xác định đầy, đủ rõ ràng, thông qua đó có thể xác định tình trạng pháp lý thực tế của tài sản. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động và tình trạng pháp lý cụ thể của doanh nghiệp, Khách hàng hoặc luật sư, pháp chế trong doanh nghiệp bên mua cần xác định các tài sản cần thẩm định phù hợp.
+ Chuẩn bị danh mục thông tin tài sản cần thẩm định, gửi yêu cầu cung cấp và tiến hành thẩm định.
Sau khi đã xác định loại tài sản cần Thẩm định, bên mua lập danh mục các tài sản thẩm định và thông tin cần thu thập để yêu cầu bên bán hoặc Luật sư của bên bạn cung cấp.
Đối với nhóm tài sản hữu hình:
Thứ nhất, với tài sản là đất đai và tài sản trên đất: Bên mua cần yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, các bản vẽ, sơ đồ, quyết định cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, hợp đồng giao đất, cho thuê đất và các thông tin khác về nguồn gốc của tài sản, thông tin đăng ký quyền sở hữu sử dụng tài sản, thời hạn sử dụng, việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản đối với đất đai và tài sản gắn liền với đất, các hợp đồng thế chấp, hợp đồng cho thuê đối với đất, tài sản gắn liền với đất, các thông tin tài liệu liên quan đến thực tế thực hiện quyền sử dụng sở hữu tài sản và các tranh chấp về quyền sử dụng, sở hữu tài sản.
Thứ hai: Với tài sản là phương tiện vận tải, bên mua cần yêu cầu cung cấp giấy tờ đăng ký sở hữu của các phương tiện vận tải, các tài liệu kỹ thuật, các giấy tờ đăng kiểm, kiểm định và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc của các phương tiện.
Thứ ba: Với tài sản là máy móc, các thiết bị: Cần yêu cầu cung cấp danh mục tài sản là máy móc thiết bị các tài liệu kỹ thuật và các chứng từ chứng minh nguồn gốc, chất lượng của máy móc, thiết bị.
Thứ tư: Tài sản là nguyên vật liệu, hàng hóa đang sử dụng: Bên bán cần cung cấp danh mục tài sản là các nguyên liệu, hàng hóa, bao gồm cả các hàng hóa tồn kho và đang sử dụng, chứng từ chứng minh nguồn gốc của nguyên vật liệu, hàng hóa đang sử dụng.
Đối với nhóm các tài sản vô hình:
Thứ nhất: Đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ: Bên bán cần cung cấp giấy tờ chứng nhận, văn bằng bảo hộ của tài sản là quyền sở hữu trí tuệ hoặc các thông tin, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sử dụng tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và các hồ sơ pháp lý có liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ hai: Đối với tài sản vô hình khác: Bên bán cần cung cấp danh sách lao động và lao động chủ chốt của doanh nghiệp, danh sách khách hàng và các đối tác mà doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ và thực hiện hoạt động kinh doanh cùng một số tài liệu liên quan khác.
+ Thực hiện thẩm định:
sau khi nhận được tài liệu và thông tin về tài sản do bên bán cung cấp bên mua tiến hành thẩm định pháp lý các tài liệu, thông tin này nhằm làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, quyền sở hữu tài sản của bên bán, doanh nghiệp, bao gồm: Đối tượng quyền sở hữu sử dụng tài sản; Phạm vi thực hiện quyền sở hữu, sử dụng tài sản; Thời hạn sở hữu, sử dụng tài sản;
Thứ hai, các yêu cầu về nghĩa vụ cảu người sở hữu, người sử dụng tài sản đã được bên bán, hay doanh nghiệp hoàn thành hay chưa;
Thứ ba, các tranh chấp, quan hệ với bên thứ ba đối với việc thực hiện quyền sở hữu/sử dụng tài sản;
Thứ tư, khả năng chuyển giao thành công các tài sản này cho bên mua.
Những vấn đề cần lưu ý khi thẩm định tài sản:
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và mục tiêu của bên mua, việc xác định tài sản thẩm định và mục tiêu của hoạt động thẩm định tài sản trong từng trường hợp sẽ khác nhau. Do đó danh mục tài sản cần thẩm định và cách thức thực hiện thẩm định tài sản trong từng trường hợp là khác nhau.
Bên cạnh việc thẩm định giá trị pháp lý, việc thẩm định tài sản còn đòi hỏi phải tiến hành thẩm định ở khía cạnh tài chính. Giá trị tài sản phải được thể hiện trung thực trong sổ sách kế toán và các tài liệu tài chính của doanh nghiệp. do đó bên bán cần lưu ý để có sự phối hợp phù hợp với nhóm người phụ trách thẩm định tài chính của bên mua đối với các tài sản cần thẩm định.
việc thẩm định tài sản đòi hỏi bên Mua phải vận dụng nhiều quy định pháp luật ở các lĩnh vực khác nhau để xem xét giá trị pháp lý của tài sản cần thẩm định, qua đó xác định giá trị pháp lý của tài sản và rủi ro cũng như khả năng chuyển giao thành công tài sản cho bên mua.
Xem thêm: về Thủ tục mua bán doanh nghiệp tại Công ty Luật ACC
5. Một số câu hỏi liên quan
M&A là viết tắt của từ gì?
Chuyển nhượng vốn công ty TNHH có phải nộp thuế TNCN không?
Thuế TNCN khi làm hồ sơ chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH được quy định như sau:
- Đối với tờ khai thuế TNCN: Dù có hay không phát sinh thuế TNCN, khi chuyển nhượng vốn vẫn phải nộp tờ khai đến Chi cục Thuế trực tiếp quản lý;
- Đối với thuế TNCN sẽ có 2 trường hợp:
>> Phải nộp thuế TNCN nếu giá trị chuyển nhượng lớn hơn trị giá phần vốn góp trong công ty của cá nhân chuyển nhượng (tại thời điểm chuyển nhượng vốn) cộng với các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng vốn;
>> Không phải nộp thuế TNCN nếu giá chuyển nhượng bằng trị giá phần vốn góp trong công ty của cá nhân chuyển nhượng.
Mua bán doanh nghiệp có phải đóng thuế?
Doanh nghiệp được mua lại người lao động sẽ mất việc?
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận