Động lực lao động là gì? tạo động lực cho người lao động [Năm 2023]

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tạo động lực cho người lao động luôn được các công ty, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bởi động lực lao động sẽ giúp thúc đẩy tốt hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Động lực lao động là gì? tạo động lực cho người lao động. Mời các bạn tham khảo.

Động Lực Lao động - - Tạo động Lực Cho Người Lao động
Động Lực Lao động - Tạo động Lực Cho Người Lao động

1. Người lao động là gì?

Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động. 

Theo quy định của Luật Lao động thì người lao động phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên, phải làm việc theo nội dung được quy định trong hợp đồng lao động đã ký kết với bên chủ thể sử dụng lao động

Người lao động tham gia ký kết hợp đồng lao động theo ý chí của chính mình không bị tác động hay phụ thuộc bởi bất cứ chủ thể nào. Tuy nhiên đối với người lao động có độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì khi giao kết hợp đồng lao động bắt buộc phải có sự đồng ý từ phía người đại đại theo pháp luật như cha, mẹ hoặc cá nhân khác do pháp luật chỉ định.

2. Động lực lao động là gì?

Động lực lao động trong tiếng Anh là Employee motivation.

Theo Bedeian (1993), "động lực là cố gắng để đạt mục tiêu của mỗi cá nhân". 

Theo Kreitner (1995), "động lực là một quá trình tâm lí mà nó định hướng các hành vi cá nhân theo mục đích nhất định". 

Theo Higgins (1994), "động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn".

Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của người lao động. Định nghĩa chung nhất "động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức".

3. Các loại động lực lao động

Thông thường có hai loại động lực là động lực bên trong và động lực bên ngoài

Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation): là những yếu tố bên ngoài khiến nhân viên hành động hướng tới hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu công việc. Chúng thường là hình phạt hoặc phần thưởng.  

Một hình phạt sẽ thúc đẩy nhân viên hành động để tránh hình phạt, trong khi phần thưởng sẽ thúc đẩy hành động để được nhận phần thưởng. 

Động lực bên trong (Intrinsic motivation): động lực xuất phát từ sự hài lòng cá nhân về chính công việc đang làm. Là sự thỏa mãn khi cá nhân thực hiện tốt một công việc hay đạt mục tiêu đề ra, khi cá nhân thấy rằng công việc của mình có đóng góp lớn cho doanh nghiệp. 

Động lực bên trong thường hiệu quả hơn động lực bên ngoài, bởi vì nó đến từ bên trong cá nhân thay vì áp đặt lên cá nhân. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc trao quyền cho nhân viên tự đưa ra quyết định. 

Nhân viên thường hài lòng hơn với công việc của họ nếu họ có quyền kiểm soát và tự chủ hơn. Cho nhân viên khả năng sáng tạo và đổi mới cũng sẽ cải thiện sự hài lòng trong công việc và giúp tạo điều kiện thúc đẩy động lực từ bên trong.

4. Các nhân tố ảnh hưởng tới động lực lao động

Động lực của người lao động chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố đó có thể phân thành 3 nhóm như sau:

Nhóm nhân tố thuộc về người lao động, bao gồm:

- Thái độ, quan điểm của người lao động trong công việc và đối với tổ chức;

- Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân;

- Năng lực và nhận thức về năng lực của bản thân người lao động;

- Đặc điểm tính cách của người lao động. 

Nhóm nhân tố thuộc về công việc, bao gồm:

- Mức độ phức tạp của công việc;

- Mức độ chuyên môn hoá của công việc;

- Sự mạo hiểm và mức độ rủi ro của công việc;

- Mức độ ổn định của công việc.

Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức, bao gồm:

- Mục tiêu, chiến lược tổ chức;

- Văn hoá của tổ chức;

- Lãnh đạo (quan điểm, phong cách, phương pháp);

- Quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức;

- Các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, nhất là các chính sách về quản trị nguồn nhân lực.

5. Tạo động lực cho người lao động

Tạo động lực lao động là việc vận dụng các chính sách, biện pháp, cách thức quản lí tác động tới người lao động, tác động tới môi trường làm việc và các mối quan hệ xung quanh nhằm làm cho người lao động có động lực làm việc, hài lòng hơn với công việc. 

Tạo động lực làm việc cho người lao động sẽ khiến cho người lao động có động lực làm việc, họ sẽ dồn hết khả năng để thực hiện công việc được giao, đạt mục tiêu của doanh nghiệp, đáp ứng làm thỏa mãn nhu cầu, gia tăng sự thỏa mãn công việc của người lao động và độ gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp và công ty có thể gia tăng động lực cho người lao động một số giải pháp tạo động lực cho người lao động đã được đưa ra. Đây đều là những giải pháp hàng đầu và cần thiết cho bất cứ một công ty nào. Một số giải pháp tạo động lực cho người lao động hiện nay là:

- Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực và thành quả công việc của người lao động

Là người sử dụng lao động, các bạn phải luôn nhớ đến việc khen ngợi và khuyến khích nhân viên về hiệu quả làm việc tốt ngay cả khi họ chỉ mới làm được một nửa. Điều này không chỉ giúp người lao động cảm nhận được sự trân trọng của bạn dành cho họ mà còn giúp họ có được cảm giác thành tựu khi làm việc.

`- Đối xử công bằng với mọi người lao động

Hầu hết mọi người lao động khi đi làm đều quan tâm đến sự công bằng trong đãi ngộ của các công ty. Điều này thể hiện rõ nhất khi đưa ra mức lương cho nhân viên. Người sử dụng lao động phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người và trả thêm cho các công việc ngoài giờ. Không nên có sự phân biệt về mức lương giữa những người có cùng hiệu suất công việc.

- Quan tâm đến lo lắng và vấn đề cá nhân của người lao động

Một người sử dụng lao động tài ba là người biết quan tâm đến những lo lắng và hiểu rõ được vấn đề cá nhân của người lao động. Những mối bận tâm này sẽ khiến người lao động bị phân tâm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của mỗi người. Vì vậy, người sử dụng lao động  cần biết lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp giải quyết các vấn đề này.

- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một trong những giải pháp tạo động lực cho người lao động là tổ chức đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân sự. Có như thế, hiệu quả  công  việc mới ngày càng được nâng cao. Với những kỹ năng được trang bị, đào tạo sẽ giúp các nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn đồng thời tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp.  Vừa tăng được chất lượng nhân lực lại là cơ hội để giúp kéo dài hợp đồng lao động nên việc đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết.

- Thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động bằng các hoạt động ngoại khoá

Việc buồn chán với công việc hiện tại sau một thời gian dài làm việc chính là điều không thể tránh khỏi. Lúc này việc gắn kết quan hệ giữa các nhân viên với nhau là một trong các giải pháp tạo động lực cho người lao động thường được các doanh nghiệp chú trọng và áp dụng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi liên hoan, du lịch, hoạt động ngoại khoá để giúp mọi người giao lưu và hiểu nhau hơn. Từ đó, tạo sự gắn kết với nhau trong công việc..

- Trao đổi và thoải mái bày tỏ quan điểm

Chìa khoá vàng để nâng cao hiệu suất công việc chính là giao tiếp. Rất nhiều ý tưởng đã được người lao động đưa ra khi trao đổi, bày tỏ quan điểm trong các cuộc họp. Bên cạnh đó, việc thể hiện quan điểm cá nhân cũng giúp người sử dụng lao động hiểu rõ hơn về nhân viên của mình. Hãy nói về các kết quả công việc cũng như trao đổi, nói chuyện với từng người, hiểu được quan tâm của họ, và cho họ những cách làm tốt hơn để họ giải quyết vấn đề tốt nhất.

Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích người lao động trao đổi, đưa ra những ý kiến sáng tạo của bản thân. Khi đó họ sẽ cởi mở và tự tin hơn trong việc đề xuất các ý kiến hoặc đề nghị mà họ nghĩ là cần thiết. Đây không chỉ là giải pháp tạo động lực cho người lao động mà còn là giải pháp giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển cách mạnh mẽ hơn trong tương lai.

- Tạo sự tin tưởng cho người lao động

Nếu người sử dụng lao động không có sự tin tưởng vào nhân viên của mình thì họ sẽ không thể làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ái, chán nản trong công việc khi không được công nhận và tin tưởng. Điều này thường xảy ra khi người sử dụng lao động không hiểu hết được giá trị lao động nhân viên của mình.

Trên đây là tất cả thông tin về Động lực lao động là gì? tạo động lực cho người lao động mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo