Mẫu đơn tố cáo gây rối trật tự là một tài liệu pháp lý quan trọng được sử dụng khi bạn gặp phải tình huống bị quấy rối, làm phiền hoặc gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường. Việc sử dụng mẫu đơn này giúp bạn trình báo sự việc đến cơ quan chức năng một cách chính thức và nhanh chóng. Vậy Mẫu đơn tố cáo gây rối trật tự sẽ như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết sau đây

Mẫu đơn tố cáo gây rối trật tự
1. Hướng dẫn viết Đơn tố cáo gây rối trật tự
Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn tố cáo gây rối trật tự đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Đơn tố cáo gây rối trật tự là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Đơn tố cáo các hành vi gây rối trật tự mất an ninh trong khu vực thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của cư dân địa phương.
2. Tổng quan Đơn tố cáo gây rối trật tự
Đơn tố cáo gây rối trật tự là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét, xử lý người có hành vi gây rối trật tự khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật.
3. Mẫu Đơn tố cáo gây rối trật tự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
………., ngày…. tháng…. năm……..
ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI GÂY MẤT TRẬT TỰ
(V/v: Đối tượng………….. có hành vi gây rối trật tự)
Kính gửi: – Công an xã (phường, thị trấn)………….
– Ông………………….. – Trưởng công an xã……………
– Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Tên tôi là:…………………….. Sinh năm:……….
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA……….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……………………………….
Hiện đang cư trú tại:……………………………….
Số điện thoại liên hệ:…………………
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
………………………………………………………
………………………………………………………
(Trình bày về lý do bạn làm đơn, các sự việc, dấu hiệu dẫn tới việc bạn phát hiện hành vi vi phạm, hậu quả mà hành vi này gây ra, nếu có)
Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a)Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b)Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c)Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
2.Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a)Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b)Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c)Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d)Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ)Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e)Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g)Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h)Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
3.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a)Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b)Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c)Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d)Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ)Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e)Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g)Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h)Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
i)Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
k)Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
l)Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m)Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
4.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a)Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
b)Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.
5.Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6.Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Tôi nhận thấy, hành vi……………… của các đối tượng sau:
1./Ông:…………………. Sinh năm:………..
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA……….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……………………………….
Hiện đang cư trú tại:……………………………….
Số điện thoại liên hệ:…………………
2./ Ông:…………………. Sinh năm:………..
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA……….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……………………………….
Hiện đang cư trú tại:……………………………….
Số điện thoại liên hệ:…………………
3./… Đã vi phạm quy định tại điểm… Khoản…. Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tiến hành điều tra, xác minh và có biện pháp xử lý những đối tượng có hành vi trên.
Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật. Và sẽ chịu mọi trách nhiệm phát sinh từ việc thông tin tôi đã nêu trên là sai.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên) |
4. Những lưu ý khi viết "Mẫu đơn tố cáo gây rối trật tự"

Những lưu ý khi viết "Mẫu đơn tố cáo gây rối trật tự"
Viết đơn tố cáo gây rối trật tự là một việc làm quan trọng, đòi hỏi sự chính xác và rõ ràng. Để đảm bảo đơn tố cáo của bạn được cơ quan chức năng xem xét và giải quyết một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý những điểm sau:
4.1. Thông tin cá nhân người tố cáo:
- Họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, tạm trú.
- Số điện thoại, email (nếu có) để cơ quan chức năng liên lạc.
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
4.2. Thông tin về người bị tố cáo:
- Họ và tên đầy đủ, nếu biết được địa chỉ, số điện thoại thì càng tốt.
- Mô tả chi tiết về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.
4.3. Nội dung đơn tố cáo:
- Tiêu đề: "Đơn tố cáo hành vi gây rối trật tự".
- Nêu rõ thời gian, địa điểm xảy ra sự việc: Càng cụ thể càng tốt, ví dụ: "Vào lúc 10h ngày 15/05/2024, tại số nhà 123, đường ABC, phường XYZ, quận MNO, thành phố Hồ Chí Minh".
- Mô tả chi tiết hành vi vi phạm: Nêu rõ hành vi cụ thể của người bị tố cáo, tác động của hành vi đó đến bạn và những người xung quanh. Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, tránh dùng từ ngữ xúc phạm.
- Chứng cứ: Nếu có bất kỳ bằng chứng nào như hình ảnh, video, lời khai của nhân chứng, bạn nên nộp kèm theo đơn tố cáo.
- Yêu cầu: Nêu rõ yêu cầu của bạn đối với cơ quan chức năng, ví dụ: yêu cầu xử lý nghiêm hành vi vi phạm của người bị tố cáo, bồi thường thiệt hại (nếu có).
Trên đây là bài viết về Mẫu đơn tố cáo gây rối trật tự mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận