Kết hôn với người ngoại quốc đang dần trở lên phổ biến hiện nay. Để hợp pháp hôn nhân giữa hai bên và tự do định cư nơi mà mình mong muốn thì chúng ta phải thực hiện một số thủ tục. Và dịch thuật công chứng giấy kết hôn là thủ tục cần thiết để người Việt Nam có thể sang nước ngoài sinh sống và ngược lại nếu người nước ngoài muốn định cư tại Việt Nam. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về Quy định về dịch thuật công chứng giấy kết hôn [Cập nhật 2023], hãy cùng Luật ACC đi tìm hiểu nhé!
1. Giấy chứng nhận kết hôn là gì?
Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định, quyền kết hôn là một quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình của cá nhân. Cá nhân thực hiện quyền kết hôn theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan. Theo đó, muốn trở thành vợ chồng, nam nữ phải thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành đăng ký kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho họ thì giữa hai bên mới phát sinh quan hệ vợ chồng.
Khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, nêu rõ về khái niệm Giấy chứng nhận kết hôn: là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi họ đến làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung sau:
– Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
– Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Xem thêm bài viết: Giá trị pháp lý của giấy đăng ký kết hôn - Luật ACC
2. Thẩm quyền cấp giấy đăng ký kết hôn
Theo quy định của Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, thì thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định cụ thể như sau: ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên nam nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thường trú của công dân Việt Nam nếu việc đăng ký kết hôn diễn ra trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Ý nghĩa của đăng ký kết hôn:
Việc đăng ký kết hôn có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì thông qua việc đăng ký kết hôn, giúp Nhà nước kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn, theo dõi được những biển động và thực trạng của việc đăng ký kết hôn. Bên cạnh đó, việc đăng ký kết hôn còn giúp Nhà nước phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc vi phạm các điều kiện kết hôn. Đăng ký kết hôn còn có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân người kết hôn bởi vì Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở pháp lý xác định giữa hai bên nam nữ tồn tại quan hệ vợ chồng, Vì thế, đăng ký kết hôn là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của người kết hôn.
Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có giá trị pháp lý, giữa hai bên nam nữ mới phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Như vậy, những trường hợp các bên nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ không được thừa nhận là vợ chồng: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng (Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thì áp dụng pháp luật tại thời điểm quan hệ được xác lập để giải quyết. Vì thế, đối với các trường hợp này theo quy định tại Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chúng ta căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này để giải quyết.
4. Dịch thuật công chứng giấy kết hôn là gì?
Dịch thuật công chứng (hay còn gọi là “dịch thuật có chứng thực”) về bản chất là quá trình dịch một văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (hoặc ngược lại) và bản dịch đó phải được đóng dấu xác nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, trong đó người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp quận/huyện hoặc của Văn phòng Công chứng phải cam kết đã dịch chính xác nội dung trong văn bản, giấy tờ đó.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng dịch thuật công chứng là một công việc bao gồm hai công đoạn nối tiếp nhau, đó là (1) dịch và (2) xin dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay giấy kết hôn là loại giấy tờ này chứng minh quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ có ghi trên văn bản chắc. Và dịch thuật công chứng giấy kết hôn là dịch thuật loại giấy tờ này sang ngôn ngữ thuộc quốc gia của chồng/vợ bạn. Sau khi dịch, bản dịch giấy kết hôn sẽ được mang đến cơ quan công chứng có thẩm quyền đóng dấu và có chữ ký xác nhận rằng đây là bản dịch của giấy kết hôn gốc. Hoàn thành các công việc trên thì bản dịch thuật giấy kết hôn mới có hiệu lực pháp lý.
Theo luật công chứng năm 2014 thì bản dịch bắt buộc được dịch bởi các cộng tác viên dịch thuật có ký kết thì mới cho phép chứng thực bản dịch được. Bản dịch do cá nhân tự dịch dễ bị từ chối vì không chắc chắn tính chính xác, khách quan so với bản gốc.
5. Thủ tục hồ sơ dịch thuật giấy đăng ký kết hôn
Trường hợp 1: Công chứng dịch thuật các Giấy đăng ký kết hôn do tổ chức nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
Khi tiến hành kết hôn tại Việt Nam, các giấy tờ liên quan do cơ quan nước ngoài cấp yêu cầu dịch công chứng sang tiếng Việt.
Các tài liệu đính kèm bản dịch thuật là bản gốc hay bản sao đã được hợp pháp lãnh sự của Bộ ngoại giao Việt Nam
Nội dung bản dịch thuật có tính chính xác cao, theo đúng chuẩn thuật ngữ pháp lý.
Bản dịch phải do dịch thuật viên là cộng tác viên với các văn phòng công chứng ký và được công chứng viên ký kết, đóng dấu xác nhận.
Trường hợp 2: Công chứng dịch thuật các Giấy đăng ký kết hôn do cơ quan Việt Nam cấp để sử dụng tại nước ngoài
Khi sử dụng các giấy tờ được cơ quan Việt Nam cấp để đăng ký kết hôn tại nước ngoài, các giấy tờ được cấp phải chứng nhận lãnh sự tại Cục lãnh sự Bộ ngoại giao, được dịch công chứng sang tiếng nước ngoài.
Chú ý:
- Các giấy tờ do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp có thể có các sai sót đặc biệt là ở cấp xã, huyện. Do đó trước khi mang đi dịch thuật, bạn nhớ kiểm tra lại các giấy tờ trên.
- Đối với các nước không bắt buộc quy định nơi dịch công chứng thì: Với một số bản dịch thuật đính kèm bản gốc, một số giấy tờ dịch thuật trên bản sao công chứng đã được Bộ ngoại giao xác nhận chữ ký và đóng dấu
- Nội dung dịch phải thuật chính xác, theo đúng chuẩn thuật ngữ pháp lý.
- Bản dịch phải do dịch thuật viên là cộng tác viên với các văn phòng công chứng ký công chứng viên ký kết, đóng dấu xác nhận
Xem thêm bài viết: Tại đây
Đối với sự kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài thì trong những trường hợp nhất định pháp luật đòi hỏi phải có dịch luật công chứng giấy kết hôn. Trên đây, Luật ACC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề Quy định về dịch thuật công chứng giấy kết hôn [Cập nhật 2023]. Trong quá trình tham khảo bài viết nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn đọc vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ tới tổng đài tư vấn của Luật ACC theo thông tin dưới đây để được giải đáp kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận