Có nhiều bạn vẫn đang thắc mắc về kế toán kho là gì? Những công việc mà kế toán kho làm là gì? Thì bài hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu những thông tin liên quan đến kế toán kho thông qua bài viết Công việc của kế toán kho làm gì? nhé.
1. Kế toán kho là gì?
Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu xem kế toán kho là gì nhé.
Kế toán kho là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành, là người làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu. Trách nhiệm chính của kế toán kho là theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, lập hóa đơn chứng từ và đối chiếu các hóa đơn, chứng từ với số liệu thực tế nhằm tránh thất thoát cho doanh nghiệp.
>>>> Để tìm hiểu thêm về dịch vụ kế toán, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Dịch vụ kế toán
2. Công việc mà kế toán kho phải làm.
Công việc mà kế toán kho làm là gì? được giải đáp sau đây:
2.1. Công việc kế toán kho hàng ngày.
- Đối với hàng hóa:
- Thực hiện nhập xuất hàng hóa, nguyên liệu theo yêu cầu các bộ phận khác nhau.
- Theo dõi và cập nhật số lượng hàng hóa của kho thường xuyên.
- Đề xuất nhập nguyên liệu, hàng hóa phòng trường hợp thiếu hụt.
- Định kỳ 3 tháng 1 lần phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho. Xử lý những hàng hóa hư hỏng, hết hạn sử dụng.
- Lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu phát hiện có sự chênh lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về phòng Kế toán để được xử lý.
- Kiểm tra, sắp xếp hàng hóa trong kho ngăn nắp, khoa học, phân loại rõ ràng, đúng chủng loại, đúng kích cỡ, đúng nguồn hàng…
- Đối với chứng từ, số liệu:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi thực hiện xuất, nhập kho.
- Kiểm tra và nhập các chứng từ, số liệu hàng hóa vào phần mềm hệ thống mỗi ngày khi xuất, nhập.
- Đối chiếu số liệu hàng hóa giữa chủ kho và kế toán để đảm bảo tính chính xác.
- Thường xuyên theo dõi công nợ nhập – xuất hàng hóa, định kỳ lập biên bản xác minh công nợ theo quy định.
- Quản lý kho:
- Xây dựng quy trình làm việc khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động công việc của bộ phận kho.
- Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
2.2. Công việc kế toán kho hằng ngày, quý.
- Sau khi hoàn thành đầy đủ công việc mỗi ngày, kế toán kho còn phải tổng hợp lại tình hình công việc trong tháng và làm báo cáo vào những ngày cuối tháng.
- Lập báo cáo tổng kết tình hình xuất hàng – nhập hàng – số lượng hàng tồn kho còn lại.
- Kiểm kê hàng hóa trong kho cùng thủ kho và nhân viên kho.
- Đối chiếu số lượng hàng hóa tồn kho thực tế với sổ ghi chép và báo cáo cuối tháng.
Dịch vụ kế toán trọn gói là một dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thuế, doanh nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Dịch vụ kế toán trọn gói để biết thêm chi tiết
3. Nhiệm vụ của kế toán kho
Sau đây là những nhiệm vụ chủ yếu nhất của kế toán kho:
- Quản lý hàng hóa xuất nhập kho và thực hiện báo cáo hàng hóa đầy đủ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và các hoạt động phòng ban khác.
- Quản trị số lượng hàng tồn kho theo chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa… giúp dễ dàng truy xuất dữ liệu và quản lý được tài sản của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.
- Quản lý được chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng của từng lô hàng một cách cụ thể để đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.
- Kiểm tra, đối chiếu tình hình xuất nhập hàng giữa số liệu thực tế và chứng từ giúp đảm bảo sự chính xác cao, hạn chế mọi rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp.
- Cung cấp được dữ liệu một cách chính xác về việc tiêu thụ hàng hóa để hỗ trợ công việc cho các bộ phận khác đặc biệt là bộ phận kinh doanh. Để mỗi phòng ban có chiến lược và kế hoạch phát triển công việc cụ thể.
4. Những lưu ý trong công việc của kế toán kho
- Khi xuất nhập hàng: Kiểm tra các chứng từ, hóa đơn cho mỗi lần xuất nhập thật kỹ càng, đảm bảo độ chính xác và phải chuyển giấy tờ cho bộ phận liên quan như bộ phận kế toán, bộ phận mua hàng.
- Theo dõi hàng xuất nhập tồn: Đây là công việc cần phải làm hàng ngày để nắm rõ số lượng, tránh việc bị hao hụt. Ở khu vực chứa hàng cần có ghi chú về ngày tháng xuất nhập hàng cho từng loại hàng để có thể tiết kiệm thời gian cho kế toán kho.
- Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu: Trong kho hàng của doanh nghiệp luôn cần một lượng hàng tồn tối thiểu. Kế toán kho cần theo dõi để đưa ra đề xuất thay đổi tới cấp trên nếu cần thiết.
- Sắp xếp hàng hóa trong kho: Cần phải biết cách sắp xếp, bố trí hàng hóa trong kho một cách khoa học để đảm bảo có không gian dự trù cho những loại hàng hóa phát sinh sau này.
- Đảm bảo chính xác thông tin trên chứng từ: Khi thực hiện thủ tục mua hay đặt hàng, kế toán kho cần phải đảm bảo những thông tin trên chứng từ là chính xác để không xảy ra những trường hợp không mong muốn sau này.
- Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho: Mặc dù có thể linh hoạt sắp xếp hàng hóa trong kho nhưng vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc của nhà sản xuất để đảm bảo giữ được chất lượng cho hàng hóa.
- Am hiểu về hàng hóa phụ trách: Cần phải có sự hiểu biết nhất định về vật tư hàng hóa trong kho, nhất là những vật tư có quy cách mẫu mã khác nhau, nhiều chủng loại, vật tư dễ cháy nổ, dễ vỡ, dễ hư hỏng …
- Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy: Việc kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy PCCC là điều tối quan trọng vì hàng hóa là tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp. Vậy nên, kế toán kho cần tuân thủ tuyệt đối việc này.
Bạn đang quan tâm đến bảng giá dịch vụ kế toán thuế, bảng giá dịch vụ kế toán trọn gói ở đâu tốt và giá ưu đãi hãy tham khảo bài viết: Bảng giá dịch vụ kế toán thuế để biết thêm nhé.
5. Mẫu sổ kho dành cho kế toán kho
Đơn vị: ………………………….. Địa chỉ: …………………………... |
Mẫu số S08-DNN |
THẺ KHO (SỔ KHO)
Người lập thẻ:…….
Tờ số………………
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư:....................................................................................
- Đơn vị tính:....................................................................................................................
- Mã số:............................................................................................................................
Số TT |
Ngày, tháng |
Số hiệu chứng từ |
Diễn giải |
Ngày nhập, xuất |
Số lượng |
Ký xác nhận của kế toán |
|||
Nhập |
Xuất |
Nhập |
Xuất |
Tồn |
|||||
A |
B |
C |
D |
E |
F |
1 |
2 |
3 |
G |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng cuối kỳ |
x |
|
|
|
x |
- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...
- Ngày mở sổ: ...
|
|
Ngày ... tháng ... năm ... |
Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
6. Những phần mềm hỗ trợ công việc cho kế toán kho
Hiện nay, sự ra đời của các phần mềm kế toán đã phần nào tiết kiệm được thời gian xử lý các số liệu và mang lại độ chính xác cao. Dưới đây, là một số phần mềm có những tiện ích ưu việt nhất.
Phần mềm kế toán WINTA
Được phát triển trên công nghệ hiện đại, Cơ sở dữ liệu tiên tiến, độ bảo mật cao. Đặc biệt phần mềm kế toán Winta ứng dụng cho đa ngành nghề quản lý nhiều chi nhánh, ngành hàng, giao diện đa ngôn ngữ. Phần mềm có 02 dạng là Đóng gói có sẵn và Thiết kế chỉnh sửa theo đặc thù của doanh nghiệp. Cập nhật các thông tư mới nhất, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ theo quy định của Bộ tài chính.
Phần mềm kế toán MISA
Phần mềm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính – kế toán của doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất và xây lắp,… Phần mềm có thể đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC. Giúp nhà quản trị theo dõi tình hình tài chính mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra phần mềm còn tích hợp trực tiếp phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử. Các chức năng này được kết nối thẳng với Tổng cục Thuế giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí kê khai thuế, sử dụng hóa đơn, giao dịch ngân hàng.
Phần mềm Smart Pro
Đây là một phần mềm dễ sử dụng, có thể in chứng từ sổ sách kế toán không giới hạn, BCTC. Phần mềm sở hữu công nghệ lọc dữ liệu thông minh. Người sử dụng có thể dễ dàng dễ dàng lọc và phân tích dữ liệu giống như Subtotal và PivotTable của Excel. Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh, giúp kế toán viên có thể thao tác tốt hơn. Phần mềm Smart Pro cũng được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng, nhập dữ liệu nhanh do áp dụng công nghệ 1 Màn hình nhập liệu mà không chia theo phân hệ, dễ quản lý, bảo trì & nâng cấp chỉnh sửa theo biểu mẫu báo cáo mới của Bộ Tài Chính, khi đang nhập phát sinh bạn có thể mở các danh mục hồ sơ ra xem.
7. Sự khác biệt của kế toán kho và thủ kho
Thủ kho chỉ là người thực hiện công việc giám sát, quản lý về số lượng và thực trạng hàng hóa trong kho. Ghi chép lượng hàng hóa nhập, xuất kho sau đó gửi lên cho kế toán kho.
Nhiệm vụ của kế toán kho là chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chứng từ kế toán, lập và theo dõi chi tiết hóa đơn chứng từ về hàng hóa trong kho, đối chiếu về số lượng hàng hóa so với số liệu trên chứng từ nhằm đảm bảo tính đồng nhất, tránh những rủi ro hay thất thoát cho doanh nghiệp. Dựa trên những chứng từ mà thủ kho gửi lên, công việc của kế toán kho là hạch toán vào các sổ sách kế toán.
Mặc dù là hai vị trí khác nhau nhưng giữa kế toán kho và thủ kho lại có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến nhau. Trên thực tế, một số doanh nghiệp lại để nhân viên kế toán kho làm luôn công việc của thủ kho. Với các doanh nghiệp phải kiểm soát số lượng hàng hóa lớn như những doanh nghiệp làm về thương mại hay doanh nghiệp sản xuất thì buộc phải có vị trí thủ kho và kế toán kho riêng để có thể quản lý được hết số lượng lớn hàng hóa, vật tư…
Kiểm toán nhà nước luôn là mối quan tâm của nhân dân, phục vụ cho việc phản ánh tình trạng sử dụng các tài công, ngân sách nhà nước. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về quy trình, thủ tục của Kiểm toán nhà nước
8. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc
8.1. Kế toán kho là gì?
Kế toán kho (hay còn gọi là kế toán theo dõi hàng tồn kho) là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành (cùng với Kế toán doanh thu, Kế toán tiền lương, Kế toán thanh toán,…) làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp; chịu trách nhiệm chính trong việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, bao gồm cả tình hình hàng nhập – xuất – tồn; đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do Thủ kho trình lên, giúp hạn chế tối đa những rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp
8.2. Sai sót thường gặp khi làm kế toán kho là gì?
- Không đưa ra biện pháp xử lý sản phẩm, hàng hóa, các thành phẩm ứ đọng và tồn kho lâu với giá trị lớn.
- Không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; hoặc trích lập không dựa trên cơ sở giá thị trường.
- Sử dụng phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa hợp lý.
- Không lập bảng kê chi tiết; phiếu xuất kho riêng cho mỗi lần xuất từng loại vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa.
- Không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ khi ghi nhận hàng tồn kho: Không ghi phiếu nhập kho; không có biên bản giao nhận hàng, biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho.
- Mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn ...
- Không có chứng từ phù hợp hoặc theo giá tạm tính khi hàng về chưa có hóa đơn nhưng đã xuất dùng ngay khi hạch toán tạm nhập - xuất.
- Ghi nhầm giá gốc hàng tồn kho.
- Không xử lý vật tư, hàng hóa khi phát hiện thừa, thiếu trong quá trình kiểm kê.
- Xuất kho nội bộ theo giá ấn định.
- Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho; Chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán do không có sự đối chiếu thường xuyên với thủ kho.
- Lập phiếu nhập xuất kho không kịp thời, không đúng theo quy định; Hạch toán xuất kho trước khi nhập.
- Chỉ theo dõi về số lượng; không theo dõi về giá trị khi xuất vật tư cho sản xuất
- Hạch toán sai.
- Không hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa không hạch toán nhập lại kho.
- Không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho, mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.
- Thiếu việc kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm ngày cuối cùng của năm tài chính.
- Viết phiếu xuất kho trước khi viết phiếu nhập kho làm số lượng hàng bị âm.
- Có xuất kho nhưng không hạch toán vào chi phí. Xuất vật tư cho sản xuất chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về giá trị.
- Luân chuyển chứng từ chậm;
- Không lập bảng tổng hợp nhập - tồn - xuất định kỳ.
- Nhầm lẫn trong việc phân loại tài sản cố định là hàng tồn kho.
- Không quản lý chặt chẽ quy trình mua hàng; bộ phận mua hàng khai khống giá mua (giá mua cao hơn giá thị trường).
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Công việc của kế toán kho làm gì? Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về hoạt động kế toán. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận