Thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài mới 2024

Thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài là một thủ tục pháp lý phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư cần nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy thủ tục thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm những gì? Bài viết dưới đây của ACC là thông tin về Thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài mới 2023. Kính mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Thành lập Công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập Công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài

1. Công ty TNHH là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. 

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). 

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

(Khoản 7 Điều 2, khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài những năm gần đây trở thành từ khóa nở rộ với tần suất hình thành và phát triển. Với nhu cầu hiện nay việc các doanh nghiệp có sự giúp đỡ của các nhà đầu tư nước ngoài đã trở nên không còn xa lạ và thật đang chiếm vị trí ưu thế trên thị trường.

Với những lợi ích mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đem lại thì hiện nay nhà nước Việt Nam cũng có nhưng chính sách ưu đãi nhằm thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

2. Các loại hình đem lại lợi ích khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào

 Theo quy định của pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp thì các doanh nghiệp đều có thể nhận góp vốn của chủ thể nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn có được những ưu đãi cũng như việc quản lý hoạt động công ty dễ dàng hơn thì công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên là phù hợp nhất. Bởi vì, mô hình hoạt động của các loại hình công ty này thường đơn giản, dễ quản lý bên cạnh đó quá trình thực hiện các thủ tục như góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cũng dễ dàng và tiện lợi. Vì thế, công ty Luật ACC khuyến khích các nhà đầu tư nên lựa chọn các hình thức như trên để tạo điều kiện thuận lợi.

Tuy nhiên, sau khi góp vốn thì doanh nghiệp có thể tiến hành đổi loại hình kinh doanh.

>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

3. Căn cứ pháp lý về việc thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

4. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Điều Kiện để Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài
Công ty tnhh có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau:

-        Để đảm bảo tính ổn định của doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Thì đổi với các doanh nghiệp mà nhà đầu tư muốn góp vốn để hoạt động thì Phải là các tổ chức, công ty (hoạt động từ 1 năm trở lên) => để bảo đảm tính duy trì ổn định.

-        Cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần. phần vốn góp hoặc có thể tiến hành theo hình thức thành lập công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên tại Việt Nam.

-        Phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc phải thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước. Điều này được quy định rõ trong Luật Đầu tư 2020, Nhà đầu tư phải có dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư tiến hành thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên với hình thức góp vốn thì nếu vốn góp >50% thì phải tiến hành thực hiện dự án đầu tư.

-        Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư phải có đủ năng lực tài chính để có thể đảm bảo dự án được thực đúng và đầy đủ.

>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

5. Lợi ích của việc đầu tư hoạt động tại Việt Nam

Lợi ích của việc đầu tư hoạt động tại Việt Nam-        Mở rộng phạm vi hoạt động

Đối với các doanh nghiệp nước ngoài không thể tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thể thực hiện trực tiếp thì việc đầu tư tại Việt Nam là một trong những phương án hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề này. Cụ thể, khi tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp tại Việt Nam hoặc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư ở Việt Nam thì thị trường hoạt động của doanh nghiệp có thể mở rộng sang một quốc gia mới điều này không chỉ giúp nhiều khách hàng biết đến doanh nghiệp hơn mà còn tăng số lượng khách hàng.

-        Tăng lợi nhuận

Việt hoạt động ở một khu vực khác là phương án hữu hiệu để có thể tăng cao lợi nhuận. Số lượng dịch vụ cung cấp cũng nhiều hơn.

-        Viral độ phủ sóng của doanh nghiệp

-        Mở rộng phạm vi của đối tác kinh doanh

-        Dễ dàng chiếm lĩnh thị trường lao động

Điều kiện để thành lập công ty vốn nước ngoài ở Việt Nam là gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Mời Quý độc giả theo dọi bài viết Thành lập công ty vốn nước ngoài

6.Tại sao nên hoạt động kinh doanh theo hình thức đầu tư/ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

-        Việt Nam những năm gần đây phát triển nhanh chóng nhất là ở lĩnh vực như đầu tư, doanh nghiệp, du lịch… vì vậy, các doanh nghiệp thay nhau đầu tư và mở công ty con ở Việt Nam để tận dụng nguồn năng lực này.

-        Chất lượng lao động cao và nhiều kinh nghiệm. Có thể nói Việt Nam mặc dù là một trong những nước công nghệ non trẻ nhưng có sự phát triển kinh tế rất mạnh mẽ và lao động có tay nghề, trình độ cao. Vì vậy, việc mở công ty con tại Việt Nma để thực hiện hoạt động kinh doanh là phương án hữu hiệu nếu các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường.

-        Chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài hậu hĩnh và thu hút. Có thể nói, không chỉ các doanh nghiệp trong nước nhận được các ưu đãi từ nhà nước mà các doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại việt Nam cũng nhận được các chính sách ưu đãi riêng. Cụ thể:

Tại Điều 1 Luật Đầu tư 2020 quy định về

“ Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư

1. Hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:

a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;

d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế”

Thì các đối tượng được hưởng ưu đãi bao gồm các đối tượng sau:

“ 2. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;

b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;

c) Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;

d) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;

đ) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

e) Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;

g) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

7. Trình tự thủ tục thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài

7.1. Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn chi tiết thành phần hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại một phần khác trong bài viết này.

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nếu những mục trên là lý thuyết, thì đến đây đích thị sẽ là phần để bạn thực hành. Hãy bắt tay vào chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh trước khi đi đến bước quan trọng hơn là nộp vào cơ quan nhà nước nhé !

Căn cứ vào các quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, theo đó tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ công ty cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ công ty tùy theo loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần) theo luật Doanh nghiệp 2020;
  • Danh sách thành viên (Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Danh sách cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần);
  • Bản sao y, công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật của công ty, chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên, các thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, các cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần, người đại diện theo ủy quyền;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập là người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy ủy quyền cho đại diện đứng tên trên phần vốn góp/cổ phần của tổ chức góp vốn (nếu có);

Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp

Thông tin bố cáo về việc thành lập doanh nghiệp sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi nhà đầu tư hoàn tất thủ tục và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp

  • Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty tiến hành thủ tục khắc dấu và quản lý con dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Công ty có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của công ty. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên công ty; Mã số công ty, nơi đặt trụ sở công ty.

7.2. Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo dạng góp vốn, mua cổ phần

Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn nộp hồ sơ đăng ký góp vốn/mua cổ phần tại phòng kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở.

Thời gian thực hiện thủ tục thông báo việc đăng ký đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Văn bản thông báo về việc chấp thuận được gửi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Bước 2: Thay đổi thành viên, cổ đông công ty

Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Cụ thể như sau:

Thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông công ty

Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn nộp hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên/ thay đổi cổ đông tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở.

Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông công ty

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Thay đổi đại diện theo pháp luật của công ty

Trường hợp tổ chức kinh tế thay đổi thành viên/ thay đổi cổ đông do tiếp nhận nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty thì thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Bước 4: Kê khai nộp thuế TNCN đối với việc mua bán cổ phần, phần vốn góp

Khi phát sinh hoạt động chuyển nhượng vốn tại Công ty TNHH, chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, dù phát sinh hay không phát sinh thu nhập tính thuế, cá nhân chuyển nhượng phải nộp tờ khai đến cơ quan thuế để kê khai thuế TNCN.

Thời hạn:

  • Đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn/ chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì thời điểm nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên/danh sách cổ đông.
  • Thủ tục, cơ quan tiếp nhận hồ sơ: cá nhân chuyển nhượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cơ quan thuế quản lý của doanh nghiệp. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
  • Tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn/cổ phần (theo mẫu quy định);
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp/cổ phần;
  • Chứng từ thanh toán;
  • Giấy chứng minh nhân dân của người bán (bản sao y);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao y).

8. Ưu điểm thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam

Ưu điểm thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam so với thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu như sau:

  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
  • Thủ tục thay đổi đơn giản: Khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khi có sự thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin chủ sở hữu,…thực hiện thủ tục giống như doanh nghiệp Việt Nam;
  • Không phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.
  • Thủ tục chứng minh năng lực tài chính cũng đơn giản và dễ dàng hơn.
  • Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

9. Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam

  • Lĩnh vực nhà đầu tư thành lập công ty: theo Biểu cam kết WTO Việt Nam cam kết tỷ lệ vốn nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp theo lĩnh vực. Theo đó, có nhiều ngành nghề Việt Nam không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài như thương mại, xây dựng, sản xuất, y tế, giáo dục…nhưng nhiều lĩnh vực lại hạn chế tỷ lệ góp vốn nhất định với nhà đầu tư như: quảng cáo, du lịch, vận tải, logistics, …
  • Quốc tịch nhà đầu tư cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ vốn góp khi thành lập công ty.

10. Một số lưu ý trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Thứ nhất: Nhà đầu tư nước ngoài

Các Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể là các cá nhân (còn gọi là doanh nhân) hoặc công ty nước ngoài. Không hạn chế về tư cách nhà đầu tư là cá nhân hay công ty.

Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt có các yêu cầu đầu tư cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hay là công ty, có thể xác định qua tổng hợp các điều kiện đầu tư đối với toàn bộ các lĩnh vực/ngành nghề đăng ký đầu tư trên cơ sở phạm vi cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và các quy định của pháp luật Việt Nam nếu có.

Thứ hai: Ngành nghề đầu tư kinh doanh

Theo quy định của Luật đầu tư 2020 doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm, không trái với các văn bản pháp luật. Và phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Tuy nhiên, có rất nhiều ngành nghề kinh doanh ở nước ngoài nhưng chưa có tại Việt Nam. Trong khi theo quy định, nhà đầu tư phải đăng ký mã ngành kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh doanh quốc gia, CPC và cũng có nhiều ngành các nhà đầu tư muốn kinh doanh nhưng lại không thực hiện được.

Thứ ba: Người đại diện theo pháp luật

  • Người đại diện theo pháp luật của Công ty tại Việt Nam là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty. Đồng thời là đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Công ty TNHH và công ty cổ phần tại Việt Nam có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
  • Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Thứ tư:Sử dụng con dấu

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu. Có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu, Công ty phải gửi thông báo đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi công ty đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành thủ tục thông báo và được đăng tải mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, con dấu có thể được sử dụng từ ngày có hiệu lực đã được ghi nhận trong thông báo đã được đăng tải.

11. Dịch vụ thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài tại Công ty Luật ACC

ACC chuyên dịch vụ đầu tư nước ngoài

Liên hệ 19003330 hoặc 0846967979 (zalo) để được tư vấn, báo phí ngay! 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý, ACC cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài nhanh nhất, thuận lợi nhất và chi phí hợp lý nhất.

Khi thực hiện dịch vụ thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tại ACC, khách hàng sẽ nhận được sư tư vấn từ luật sư có trình độ chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo quý khách thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức. Đồng thời ACC cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc tư vấn kinh doanh, thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan sau khi doanh nghiệp nhận được giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

12. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài tại Công ty Luật ACC

Hiện nay có nhiều công ty Luật cung cấp dịch vụ mở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên công ty Luật ACC luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các doanh ngheijep vì các lý do sau đây:

-        Đội ngũ nhân nhiều kinh nghiệm và được đào tạo trong môi trường pháp lý chuyên nghiệp.

-        ACC tôn trọng thông tin khách hàng;

-        Các văn phòng Luật tư vấn pháp lý của ACC được phân bổ tại nhiều địa điểm tạo điều kiện  để khách hàng có thể nhanh chóng và thuận lợi sử dụng dịch vụ tư vấn;

-        Đến với Công ty Luật ACC, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tư vấn pháp lý một cách chuyên nghiệp và cam kết đem đến sự hài lòng cho khách hàng vì:

-        Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận, và hỗ trợ tư vấn khách hàng, cũng như đại diện khách hàng trong các vấn đề pháp lý.

-        Tiết kiệm thời gian: Chúng tôi cam kết sẽ mang lại kết quả trong thời gian sớm nhất

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thành lập công ty tnhh có vốn đầu tư nước ngoài . Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về pháp luật liên quan đến chứng chỉ giám sát xây dựng. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

13. Câu hỏi thường gặp

Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam?
Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài; Cùng góp vốn thành lập công ty cùng nhà đầu tư Việt Nam; Mua phần vốn góp của công ty Việt Nam; Thực hiện đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được ưu đãi đầu tư không?
Có. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ được hưởng các ưu đãi đầu tư như các doanh nghiệp Việt Nam.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Địa chỉ Công ty Luật ACC

Hồ Chí Minh: Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Q. 3

Quận 1: 221 Trần Quang Khải, P. Tân Định

Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, P. Dịch Vọng, Q. Cầu giấy

Quận 4: 192 Nguyễn Tất Thành, P. 13

Bình Dương: 97 Huỳnh Văn Cù, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một

Quận 6: 33G Tân Hoà Đông, P. 13

Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu

Quận 11: 8 Hòa Bình, P. 5

Đồng Nai: 45 Đồng Khởi, Tổ 41, KP8, Phường Tân Phong, Tp Biên Hòa

Quận 12: B99 Quang Trung, P. Đông Hưng Thuận

Khánh Hoà: 138 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang

Quận Bình Thạnh: 395 Nơ Trang Long, P.13

 

Quận Gò Vấp: 1414 Lê Đức Thọ, P. 13

 

Quận Tân Bình: 264 Âu Cơ, P. 9

 

Quận Tân Phú: 385 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (388 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo