Để sử dụng được hóa đơn điện tử hay các văn bản định dạng điện tử khác, khách hàng thường được nghe tới các cụm từ đi kèm là chữ ký số và chứng thư số. Vậy thế nào là chữ ký số, thế nào là chứng thư số? ACC mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết Khái niệm và phân biệt chứng thư số và chữ ký số khác nhau thế nào
1. Chứng thư số là gì
Thông thường, chứng thư số là cặp khóa và đã được mã hóa dữ liệu gồm các thông tin như: công ty, mã số thuế của doanh nghiệp… Người dùng có thể sử dụng chứng thư để nộp thuế qua mạng, khai báo hải quan và thực hiện các giao dịch điện tử khác.
Các thông tin tối thiểu cần có trong chứng thư gồm:
- Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
- Tên của thuê bao
- Số hiệu
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
- Khóa công khai (Public key)
- Chữ ký số
- Một vài thông tin khác như: các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng chứng thư số…
2. Chữ ký số là gì?
Chữ kỹ số hay còn có tên gọi khác là token. Đây được xem là một thiết bị dùng để kết nối với doanh nghiệp trong công nghệ số hoá. Khi doanh nghiệp đã sở hữu chữ ký số, việc thực hiện các thủ tục khai báo thuế môn bài, thế ban đầu mới được phép thực hiện. Nếu như doanh nghiệp không có chữ ký số thì không được phép kê khai.
Chữ ký số token sẽ được mã hoá bằng thông tin điện tử. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số token để thay thế các chữ ký trên văn bản lẫn tài liệu khi giao dịch. Bên trong chữ ký số sẽ bao gồm các thông tin:
+ Mã số thuế của doanh nghiệp, tên của công ty
+ Số seri hay còn gọi là số hiệu của chứng từ
+ Thời gian mà các chứng từ có hiệu lực
+ Tổ chức chứng thực cho chữ ký số đã được đăng ký thành công (có thể như là VNPT-CA)
+ Các thư hạn chế mục đích, phạm vi sử dụng của chữ ký số token
+ Những phần hạn chế trong trách nhiệm của nơi cung cấp dịch vụ chữ ký số
+ Một số nội dung cần thiết theo quy định mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra
3. Phân biệt chứng thư số và chữ ký số khác nhau thế nào
Khái niệm và phân biệt chứng thư số và chữ ký số khác nhau thế nào
Với hai khái niệm vừa nêu như trên, có thể thấy rõ ràng chứng thư số và chữ ký số là hai định dạng điện tử hoàn toàn khác nhau.
Chữ ký số và chứng thư số mang những vai trò khác nhau. Mối quan hệ giữa chữ ký số và chứng thư số là mối quan hệ hỗ trợ. Trong khi chứng thư số là cơ sở để đối tác có thể xác nhận việc ký số có đúng hay không thì chữ ký số đóng vai trò xác nhận thông tin văn bản, hoặc cam kết của cá nhân hay tổ chức. Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai.
Doanh nghiệp muốn tạo được chữ ký số thì trước tiên cần có chứng thư số. Với chứng thư số doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu. Sau khi đã có chứng thư số, doanh nghiệp mới được phép tạo lập chữ ký số.
Hiểu một cách đơn giản:
Chứng thư số chứa khóa công khai (public key), trong khi đó chữ ký số chứa khóa bí mật (private key). Chứng thư số và chữ ký số kết hợp lại sẽ tạo thành một cặp khóa. Bạn có thể sử dụng cặp khóa này để ký số. Khóa bí mật của chữ ký số được lưu trữ trong 1 USB (gọi là Token USB hoặc SmartCard) giúp các khóa này tránh bị sao chép hoặc bị tấn công bởi virus khiến hỏng hóc và mất dữ liệu).
Thông thường, khi lựa chọn sử dụng chữ ký số, người dùng sẽ phải trả 2 khoản phí là “phí mua Token” và “phí Dịch vụ”.
Phí Token: Phí mua 1 chiếc Token này chỉ đơn thuần là chi phí mua 01 chiếc USB trống rỗng, chưa thể gọi là Chữ Ký số như thường gọi được.
Phí Dịch vụ: Phí dịch vụ cấp chứng thư số, nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số sẽ nạp các thông tin liên quan đến Doanh nghiệp vào TOKEN của Qúy khách và sinh ra một cặp khóa gồm khóa bí mật và khóa công khai. Khóa bí mật để thực hiện việc ký số, khóa công khai giúp nhận dạng chữ ký số.
Như vậy, một USB TOKEN đã được cấp chứng thư số khi đó mới có khả năng tạo ra chữ ký số.
Trên đây là bài viết Khái niệm và phân biệt chứng thư số và chữ ký số khác nhau thế nào Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận