Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện, việc hiểu và thực hiện đúng thủ tục chứng nhận hợp quy dây cáp điện là điều không thể thiếu để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững. Đây là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về chất lượng, an toàn và hiệu suất của dây cáp điện được sử dụng trong hệ thống điện. Để biết thêm thông tin về thủ tục chứng nhận hợp quy dây cáp điện, xin mời quý khách cùng ACC tham khảo bài viết sau đây.

Thủ Tục Chứng Nhận Hợp Quy Dây Cáp Điện
1. Chứng nhận hợp quy dây cáp điện có bắt buộc hay không?
Theo Thông tư 21/2016/TT- BKHCN ban hành ngày 15/12/2016 có sửa đổi: Đối với sản phẩm dây và cáp điện có điện áp từ 50V đến dưới 1000V, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dây và cáp điện phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện.
Tiêu chuẩn công bố phải là tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực. Tiêu chuẩn công bố tối thiểu phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Điện trở một chiều của ruột dẫn.
- Chiều dày vỏ bọc và chiều dày cách điện.
- Điện trở cách điện
- Độ bền điện áp
- Thử kéo trước và sau lão hóa của cách điện và vỏ bọc.
Từ ngày 1/8/2018, các sản phẩm dây và cáp điện sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải áp dụng các quy định của sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN.
Đối với dây và cáp điện có điện áp dưới 50V và trên 1000V, phải được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu về an toàn theo quy chuẩn, gắn dấu hợp quy (CR) và thực hiện các biện pháp quản lý theo các quy định hiện hành trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Thủ tục công bố hợp quy dây cáp điện
2.1. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Bản công bố hợp quy (Mẫu 2 CBHC/HQ, phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).
- Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
- Các thành phần hồ sơ khác: theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Trình tự thủ tục công bố hợp quy dây cáp điện

Trình tự thủ tục công bố hợp quy dây cáp điện
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, hồ sơ sẽ bị huỷ bỏ việc xử lý.
- Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Trả kết quả
2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy.
3. Hồ sơ chứng nhận hợp quy dây cáp điện

Hồ sơ chứng nhận hợp quy dây cáp điện
- Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy
- Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (chỉ nộp khi chứng nhận lần đầu hoặc khi các giấy tờ có sự thay đổi):
- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư;
- Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân/hộ chiếu.
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất);
- Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);
- Kết quả đo kiểm (áp dụng đối với phương thức 1);
- Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với phương thức 5);
- Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7).
4. Phương thức chứng nhận hợp quy dây cáp điện
Các phương thức chứng nhận hợp quy áp dụng tại các Tổ chức chứng nhận hợp quy thuộc Cục Viễn thông gồm các phương thức chứng nhận quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/05/2020. Cụ thể gồm:
- Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình:
Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương).
- Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất:
Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương) nhưng có quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng để đánh giá.
- Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa:
Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa không áp dụng được theo phương thức 1 hoặc phương thức 5.
5. Trình tự xử lý hồ sơ chứng nhận hợp quy
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;
- Bước 2: Thỏa thuận chi phí chứng nhận hợp quy;
- Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);
- Bước 4: Đánh giá quá trình sản xuất (áp dụng đối với phương thức 5);
- Bước 5: Xem xét sự đồng nhất của lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7);
- Bước 6: Lấy mẫu (áp dụng đối với phương thức 5 và 7);
- Bước 7: Đánh giá sự phù hợp của kết quả đo kiểm;
- Bước 8: Trả kết quả xử lý.
6. Câu hỏi thường gặp
Thời hạn của Giấy chứng nhận hợp quy
Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị 3 năm (đối với phương thức 1 và 5) hoặc theo từng lô sản phẩm (đối với phương thức 7).
Tiêu chuẩn nào được áp dụng khi xét duyệt chứng nhận hợp quy dây cáp điện?
Tiêu chuẩn áp dụng khi xét duyệt chứng nhận hợp quy dây cáp điện thường bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và hiệu suất của dây cáp điện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
Sự khác biệt giữa chứng nhận hợp quy và chứng chỉ khác như ISO là gì?
Sự khác biệt giữa chứng nhận hợp quy và các chứng chỉ khác như ISO là chứng nhận hợp quy tập trung vào việc đánh giá và đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm cụ thể, trong khi ISO là tiêu chuẩn quản lý chất lượng hệ thống mà không giới hạn vào một sản phẩm cụ thể.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Thủ Tục Chứng Nhận Hợp Quy Dây Cáp Điện. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận