Có được chia tài sản khi ly hôn đơn phương không? 

Trong một cuộc hôn nhân thì ly hôn không phải là vấn đề mà cả hai bên đều muốn. Khi hai bên đã cố gắng hết sức nhưng không thể giữ được cuộc hôn nhân này thì ly hôn là lựa chọn cuối cùng của họ tại thời điểm đó và đó là một quyết định cả hai hoặc là tất cả mọi người đều không mong muốn trong quan hệ hôn nhân. Trên thực tế thì ly hôn vẫn đã và đang diễn ra rất nhiều với hậu quả tốt hoặc xấu. Một trong những vấn đề được quan tâm đến khi ly hôn xảy ra là việc đơn phương ly hôn và chia tài sản khi ly hôn đơn phương. Đề hiểu thêm về chia tài sản khi ly hôn đơn phương như thế nào thì các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của ACC nhé.

Căn cứ pháp lý liên quan: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

ly-hon-don-phuong-1

Chia tài sản khi ly hôn đơn phương

1. Ly hôn là gì?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại Khoản 14 Điều 3 thì ly hôn được định nghĩa như sau: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng tuy nhiên thì việc chấm dứt này phải có quyết định, theo bản án có hiệu lực của Tòa án nơi xét xử vụ việc ly hôn.

Và cơ quan quy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ quan hệ hôn nhân của vợ chồng cũng chính là Toà án.

Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

– Trường hợp Tòa án ra quyết định: là nếu vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau có thể tự giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết là quyết định.

– Trường hợp là bản án: Là vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ hôn nhân thì Tòa án sẽ ra bản án.

2. Các trường hợp Ly hôn.

2.1. Trường hợp thuận tình ly hôn.

Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thuận tình ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn lên Tòa án, hai bên tự nguyện ly hôn không có sự ép buộc. Hai bên đã có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi  dưỡng, chăm sóc, giáo dục con đảm bảo con được chăm sóc một cách thích hợp, tốt nhất. Do vậy thì trường hợp thuận tình ly hôn có đủ cả 3 yếu tố sau:

Vợ chồng tự nguyện ly hôn

Thỏa thuận được người nuôi con, cấp dưỡng, đảm bảo được quyền lợi cho các bên và con.

Đã thỏa thuận được các vấn đề về tài sản chia hoặc các nghĩa vụ về tài sản. Hoặc chưa thỏa thuận được nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản.  

2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên hay  ly hôn đơn phương là trường hợp mà:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, việc đơn phương khi ly hôn là theo sự yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu lên Toà án giải quyết ly hôn nhưng phải đáp ứng với điều kiện ly hôn đơn phương theo pháp luật.

3. Chia tài sản khi ly hôn đơn phương.

3.1. Có thoả thuận.

Thứ nhất, trường hợp có thoả thuận trước hôn nhân: Nếu như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn có lập một thỏa thuận về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn thì việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo thỏa thuận đó.

Nếu như thỏa thuận của vợ chồng không rõ ràng về chế độ tài sản khi chia thì sẽ phải áp dụng quy định của pháp luật về chia tài sản khi ly hôn.

Thứ hai, trường hợp có thoả thuận khi vợ chồng ly hôn thì sẽ chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được chia theo thoả thuận. Và nếu như thỏa thuận của vợ chồng không rõ ràng về chế độ tài sản khi chia thì sẽ phải áp dụng quy định của pháp luật về chia tài sản khi ly hôn.

3.2. Không có thoả thuận.

Trường hợp vợ chồng nếu trước khi kết hôn vợ chồng không có bất cứ thỏa thuận nào về chế độ tài sản khi ly hôn và khi ly hôn cũng không có hoặc không thể thoả thuận được chế độ tài sản khi ly hôn thì lúc này vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết chế độ tài sản theo pháp luật.

3.3. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn đơn phương.

Theo quy định của pháp luật thì sẽ ưu tiên việc chia tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng nếu như vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản trước hoặc sau khi ly hôn. Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
  • Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Trường hợp nếu như không có thoả thuận về tài sản và có yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tài sản khi ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết như sau: 

Thứ nhất, về tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Thứ hai, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

  • Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

4. Kết luận.

Như đã phân tích trên về chia tài sản khi ly hôn đơn phương là việc yêu cầu của một bên khi đơn phương ly hôn và có yêu cầu Toà án chia tài sản khi ly hôn. Trường hợp có thoả thuận thì việc chia tài sản sẽ dựa trên thoả thuận, còn không có tài sản sẽ dựa vào chia tài sản theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về chia tài sản khi ly hôn đơn phương và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến việc cách chia tài sản khi ly hôn đơn phương. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về chia tài sản khi ly hôn đơn phương vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (776 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo