Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Không phải khi nào các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng có thể tự mình trực tiếp tham gia hoạt động tố tụng. Do đó, pháp luật dân sự nói chung cũng như pháp luật về tố tụng dân sự nói riêng đã đặt ra cơ chế người đại diện. Sau đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn xin mời quý bạn đọc cùng nghiên cứu Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để hiểu rõ hơn về người đại diện.

Tìm Hiểu: Nhân Chứng Là Gì Tại Vieclam24h.net.vn

Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

1. Quy định pháp luật

Điều 85. Người đại diện

1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

2. Người đại diện trong tố tụng dân sự là ai?

Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Và theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyềm. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.

3. Phân loại người đại diện

Người đại diện bao gồm:

  • Người đại diện theo pháp luật
  • Người đại diện theo ủy quyền

4. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự

Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của các nhân bao gồm các trường hợp sau:

  • Cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định các giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của đương sự trong phạm vi ủy quyền.

5. Trường hợp không được ủy quyền

Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quyền đại diện bị hạn chế trong các trường hợp sau:

  • Nếu người đại diện cùng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện.
  • Nếu người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp người này tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
  • Trong vụ án ly hôn, không được ủy quyền tham gia tố tụng vì đây là vấn đề nhân thân (trừ trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình)

Như vậy, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho quý bạn đọc về khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, giải đáp được những thắc mắc của độc giả liên quan đến vấn đề này.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo