Chi phí kiểm toán báo cáo tài chính trọn gói [Cập nhật 2024]

 

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, ngành kiểm toán ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và chất lượng quản trị. Pháp luật về kế toán, kiểm toán được hình thành từ khá sớm và tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức kiểm toán như hiện nay. Song song với đó các ngành dịch vụ liên quan đến kiểm toán cũng ra đời. Vậy Chi phí kiểm toán báo cáo tài chính là bao nhiêu? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chi phí kiểm toán báo cáo tài chính
Chi phí kiểm toán báo cáo tài chính

1. Khái quát về kiểm toán

Kiểm toán được hiểu là một quá trình thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Hay nói một cách đơn giản, kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.

Xét về hình thức kiểm toán, có 3 loại kiểm toán, bao gồm:

  • Kiểm toán nhà nước: được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
  • Kiểm toán độc lập: được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.
  • Kiểm toán nội bộ: là kiểm toán trong chính nội bộ của công ty, tổ chức. Việc kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

2. Thủ tục kiểm toán

Thủ tục kiểm toán là các bước trong quy trình kiểm toán, đây là công việc do kiểm toán viên trong các doanh nghiệp, kiểm toán xác nhận kiểm tra tính chính xác, trung thực và hợp lý của số liệu kế toán, cài tài liệu cũng như báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp theo đúng quy định.Mỗi thủ tục kiểm toán khi sử dụng sẽ đều có những điểm yếu hay điểm mạnh riêng biệt. Chính vì vậy, kế toán trong quá trình sử dụng cần xem xét thực hiện cam kết kiểm toán.

Thủ tục kiểm toán mang đến nhiều lợi ích trong việc báo cáo tài chính của kiểm toán viên có thể kể đến như: Phục vụ mục đích đánh giá, thu thập bằng chứng kiểm toán.Khi kết hợp thủ tục kiểm toán với những thủ tục khác như thủ tục phỏng vấn, thủ tục kiểm toán quan sát, tính toán, xác nhận,…tạo ra hiệu quả cao nhất trong việc báo cáo tài chính của kiểm toán viên.Kiểm tra sự không nhất quán hay chênh lệch về tài liệu, thông tin so với dự kiến ban đầu để giảm thiểu rủi ro trong báo cáo tài chính.

Có 3 thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên phải biết là:

  • Thủ tục đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên cần phải thu thập các thông tin về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động bao gồm kiểm soát nội bộ, căn cứ vào đó mà đánh giá rủi ro các sai phạm chủ yếu trên các báo cáo tài chính của khách hàng.
  • Thủ tục kiểm tra hoạt động kiểm soát: Những hiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ được dùng để đánh giá rủi ro cho nghiệp vụ và mục tiêu kiểm toán liên quan
  • Thủ tục kiểm toán cơ bản: Thủ tục kiểm toán cơ bản có vai trò quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ. Có 3 thủ tục kiểm toán cơ bản:
– Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là loại thủ tục được dùng để xác định các mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ liên quan có bị vi phạm hay không tương ứng với mỗi nghiệp vụ hay không.
– Thủ tục phân tích thể hiện sự so sánh số tiền đã ghi nhận với dự tính, số liệu kỳ vọng nói chung.
– Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư là thủ tục giúp kiểm toán viên có được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy, chính xác cao.

3. Dịch vụ kiểm toán là gì?

Dịch vụ kiểm toán được hiểu là quá trình kiểm tra, xem xét, thẩm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính. Hay hiểu một cách đơn giản, dịch vụ kiểm toán là quá trình kiểm toán viên có trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp tiến hành thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra nhằm xác đinh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Ngoài đảm bảo tính chính xác và phù hợp giữa các thông tin tài chính, dịch vụ kiểm toán còn hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, một số lợi ích khi sử dụng dịch vụ kiểm toán có thể kể đến như sau:

  • Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, mọi nhân viên đều được đào tạo bài bản, trải qua nhiều đợt kiểm định chuyên môn và có chứng chỉ hành nghề. Do đó công tác kiểm toán được thực hiện một cách tốt nhất, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.
  • Loại bỏ lỗi trong kế toán: Trong quá trình kiểm toán, dưới quá trình xem xét, đánh giá của các kiểm toán viên chuyên nghiệp, mọi lỗi kế toán đều sẽ bị loại trừ. Lỗi kế toán có thể do nhân viên kế toán của doanh nghiệp vô tình mắc phải hoặc cố ý làm sai. Trong trường hợp này, sử dụng dịch vụ kế toán uy tín sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được thiệt hại. Đây cũng là biện pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhân sự, bồi dưỡng tinh thần tuân thủ chính sách chung trong doanh nghiệp.
  • Tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp: Báo cáo tài chính luôn là vấn đề khiến các doanh nghiệp phải đau đầu. Sử dụng dịch vụ kiểm toán đồng nghĩa với việc có người đáng tin cậy đứng ra phụ trách. Doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung vào chiến lược hoạt động của mình, từ đó đạt được những kết quả như mục tiêu đã định.
  • Giúp doanh nghiệp dự báo kinh tế chính xác: Bên cạnh hoạt động chuyên môn, dịch vụ kiểm toán còn giúp dự báo những rủi ro có thể đến với công ty trong những năm tiếp theo, phát hiện các lỗ hổng về phương diện tài chính, chống lại rủi ro về thuế. Trên cơ sở dự báo của dịch vụ kiểm toán, doanh nghiệp sẽ đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời, duy trì sự tăng trưởng ổn định.

4. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán thu thập bằng chứng để đánh giá độ trung thực, độ hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán so với quy định và chuẩn mực đang được áp dụng.

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là dịch vụ đảm bảo cho yêu cầu minh bạch thông tin bên ngoài như nhà đầu tư, cơ quan thuế… đồng thời đáp ứng kỳ vọng của quản trị doanh nghiệp.

Các đối tượng nên sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:

- Ban điều hành, cổ đông sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính để kiểm tra tình hình tài chính của công ty.

- Những doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, giải thể, phá sản…

Quy trình chung của kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro và tìm biện pháp xử lý.
  • Bước 2: Thực hiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính
  • Bước 3: Tổng hợp, kết luận đưa vào báo cáo tài chính kiểm toán hoặc biên bản kiểm toán

Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính được sử dụng là phương pháp trực tiếp và phương pháp chu kỳ.

  • Phương pháp kiểm toán trực tiếp: là việc tiếp cận báo cáo tài chính theo nhóm các chỉ tiêu hoặc theo chỉ tiêu như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền…
+ Ưu điểm: dễ xác định nội dung và đối tượng của kiểm toán.
+ Nhược điểm: thường không đạt hiệu quả vì các chỉ tiêu kiểm toán trên báo cáo tài chính không hoàn toàn độc lập nên rất khó để triển khai trực tiếp trên từng đối tượng.
  • Phương pháp kiểm toán chu kỳ: là việc thực hiện quá trình kiểm toán căn cứ vào chu kỳ để nghiên cứu nhóm các chỉ tiêu có mối quan hệ liên quan với nhau.
+ Ví dụ các chu kỳ mua vào và thanh toán, bán hàng và thanh toán, nhân sự và tiền lương, tồn kho và chi phí, huy động vốn và hoàn trả…
+ Nội dung kiểm toán: kiểm toán nghiệp vụ xác định hoặc thu hẹp phạm vi kiểm toán cơ bản với số liệu trên báo cáo tài chính hoặc các số dư và các chỉ tiêu liên quan trong mỗi chu kỳ.

5. Chi phí kiểm toán báo cáo tài chính

Cách tính chi phí kiểm toán được quy định tại Điều 21 Thông tư 09/2016/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước cho các loại chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán: chi phí kiểm toán độc lập cụ thể như sau:

Căn cứ vào tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể và tỷ lệ quy định tại bảng định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán để xác định định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Bảng định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán được quy định cụ thể như sau:

Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng)

 5

10

50

100

500

1.000

³ 10.000

Thm tra, phê duyệt (%)

0,95

0,65

0,475

0,375

0,225

0,15

0,08

Kim toán (%)

1,60

1,075

0,75

0,575

0,325

0,215

0,115

- Cách tính định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và chi phí kiểm toán được xác định theo công thức như sau:

Ki = Kb - (Kb – Ka) x (Gi – Gb)
Ga - Gb

Trong đó:

  • KTTPD là định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán
  • KKT là định mức chi phí kiểm toán
  • Ki (%) là định mức chi phí tương ứng với dự án cần tính
  • Ka(%) là định mức chi phí tương ứng với dự án cận trên
  • Kb (%) là định mức chi phí tương ứng với dự án cận dưới
  • Gi (tỷ đồng) là tổng mức đầu tư của dự án cần tính
  • Ga (tỷ đồng) là tổng mức đầu tư của dự án cận trên
  • Gb (tỷ đồng) là tổng mức đầu tư của dự án cận dưới

- Công thức tính chi phí kiểm toán tối đa = Ki-KT % x tổng mức đầu tư + Thuế GTGT

Lưu ý: Chi phí kiểm toán tối thiểu là 1.000.000 VNĐ + thuế GTGT.

6. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của ACC

Nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng, ACC đưa ra phong phú các dịch vụ kiểm toán như kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm toán báo cáo tài chính,… dựa trên các nguyên tắc về tuân thủ pháp luật Việt Nam, các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán. Đồng thời, các dịch vụ kiểm toán của ACC đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác.

Với đội ngũ kinh nghiệm về đa lĩnh vực và mạng lưới các văn phòng tại các thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai, ACC đáp ứng sự hài lòng của khách hàng với mức phí hợp lý nhất.

7. Một số câu hỏi thường gặp

  • Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính được sử dụng là phương pháp trực tiếp và phương pháp chu kỳ.

  • Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối tài khoản;Báo cáo tình hình tài chính; Bảng cân kế toán; Kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp); Thuyết minh báo cáo tài chính.

  • Thời hạn nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán là khi nào?

- Đối với đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

- Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.

- Đối với đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định và tại nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp tư nhân càn điều kiện gì mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán?

Doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

    • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật
    • Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có chủ doanh nghiệp tư nhân
    • Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là giám đốc.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề Chi phí kiểm toán báo cáo tài chính trọn gói [Cập nhật 2023], cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về Chi phí kiểm toán báo cáo tài chính vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo