Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Trong quá trình lao động, người lao động đã cống hiến sức lao động để xây dựng đất nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho chính bản thân họ. Cùng với thời gian và theo quy luật của tự nhiên, con người sẽ già đi, sức khỏe bị giảm sút và dần sẽ không còn khả năng lao động. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người cao tuổi, người không còn khả năng lao động, hiện nay, bảo hiểm hưu trí là một loại bảo hiểm xã hội cần thiết, không thể thiếu đối với người lao động khi về hưu và hết tuổi lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục hưởng chế độ hưu trí? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề chế độ hưu trí và thủ tục hưởng chế độ hưu trí cập nhật 2023.
1. Khái niệm chế độ hưu trí
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo những quyền lợi vật chất cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro dẫn đến việc giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, sinh đẻ, già yếu, tai nạn lao động. Theo đó, trong bảo hiểm xã hội, một trong các chế độ quan trọng đó chính là chế độ hưu trí. Đây là chế độ vừa thuộc loại bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Về bản chất, chế độ hưu trí là khoản trợ cấp nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống cho người về hưu, thay thế cho khoản tiền lương trước đây mà họ có được khi còn đang tham gia quan hệ lao động, do quỹ bảo hiểm xã hội thực hiện. Do đó, có thể nói, chế độ hưu trí là một trong những trụ cột của bảo hiểm xã hội, là mối quan tâm của mọi người lao động cũng như xã hội bởi chế độ hưu trí sẽ nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động khi hết tuổi hoặc khi không còn tham gia quan hệ lao động.
Từ đây, có thể hiểu: Chế độ hưu trí là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thu nhập hàng tháng của người lao động khi hết tuổi lao động trên cơ sở đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc tài khoản cá nhân.
2. Đối tượng tham gia chế độ hưu trí
2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí bắt buộc gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực thay thế Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, chỉ còn 2 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Do vậy, đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vào năm 2022 cũng thay đổi. Cụ thể, đối tượng tham gia chế độ hưu trí hiện nay chỉ bao gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn mà không còn đối tượng người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2.2. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tự nguyện
Theo Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Như vậy, đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2.3. Đối tượng áp dụng bảo hiểm hưu trí bổ sung
Nghị định số 88/2016/NĐ-CP của Chính phủ về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có quy định tại Điều 2 về đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung gồm: người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí
3.1. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
3.1.1. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc được phân thành hai trường hợp:
- Đối với người lao động không bị suy giảm khả năng lao động (được quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), theo đó:
- Đối với người lao động nói chung: người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nếu khi nghỉ việc mà đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và thuộc một trong các trường hợp:
+ Nam từ đủ 60 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 55 tuổi 04 tháng;
+ Nam từ đủ 60 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 55 tuổi 04 tháng và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021;
+ Nam từ đủ 50 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 45 tuổi 04 tháng và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đối với người lao động làm việc trong lực lượng vũ trang: người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nếu khi nghỉ việc mà đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và thuộc một trong các trường hợp:
+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: Người lao động tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
Ngoài các trường hợp nêu trên, đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ có điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của Chính phủ. Các trường hợp đặc biệt áp dụng cho khi suy giảm khả năng lao động.
- Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động (được quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), theo đó: người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nếu khi nghỉ việc mà đã có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và thuộc một trong các trường hợp:
- Đối với người lao động nói chung:
+ Nam từ đủ 55 tuổi tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 50 tuổi 04 tháng bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
+ Nam từ đủ 50 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 45 tuổi 04 tháng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Người có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Đối với người lao động trong lực lượng vũ trang: Nam từ đủ 50 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 45 tuổi 04 tháng và có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
3.1.2. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí một lần
Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng nếu có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Người lao động trong lực lượng vũ trang khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Có thể nói, việc gia tăng những đối tượng được phép hưởng chế độ hưu trí một lần so với Luật bảo hiểm xã hội 2006 như trên đã góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo điều kiện tối đa để người lao động có thể được hưởng quyền lợi bảo hiểm hưu trí.
3.2. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bổ sung bởi Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019 quy định điều kiện hưởng lương hưu tự nguyện là: Nam từ đủ 60 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 55 tuổi 04 tháng và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Bên cạnh đó, trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Có thể nói, đối tượng tham gia chế độ hưu trí tự nguyện không bị ảnh hưởng bởi mức suy giảm khả năng lao động và điều kiện lao động nên tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định chung cho nam là 60 tuổi 03 tháng và nữ 55 tuổi 04 tháng.
4. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ hưu trí
4.1. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí
Tùy từng trường hợp mà người lao động chuẩn bị hồ sơ theo căn cứ tại mục 1.2.2 Điều 6 Chương III về Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019. Cụ thể:
4.1.1. Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí khi đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại đơn vị gồm:
- Sổ BHXH;
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
4.1.2. Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích)
- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí bao gồm:
- Sổ BHXH;
- Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động như trên
- Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) đối với trường hợp đang chấp hành hình mà thời gian bắt đầu tính chấp nhận hình phạt là từ ngày 01/01/2016 trở đi.
4.1.3. Trường hợp có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu
Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí gồm:
- Quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu. Trường hợp bị mất giấy tờ trên thì có thêm đơn đề nghị (mẫu 14-HSB);
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động;
- Trường hợp đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB);
- Trường hợp xuất cảnh trái phép trở về thì có thêm bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp;
4.2. Thủ tục hưởng chế độ hưu trí
Người lao động sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên thì nộp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi đơn vị người lao động đang tham gia đóng BHXH (theo Phụ lục 8 Hướng dẫn lập mẫu 12-HSB Quyết định 777/QĐ/BHXH ngày 24/06/2019).
- Thủ tục đối với đơn vị đóng bảo hiểm xã hội bằng hệ số:
Theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP về thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì quy trình thực hiện thủ tục hưởng chế độ hưu trí như sau:
- Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 46/2010 thì đơn vị phải ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu trước 06 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu để công chức có thể biết và chuẩn bị người lao động thay thế;
- Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu, đơn vị sử dụng lao động phải ra quyết định nghỉ hưu.
- Sau khi đưa quyết định nghỉ hưu cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động sẽ phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện báo giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ hưu.
- Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, đơn vị hoặc công chức, viên chức đang bảo lưu quá trình đóng nộp hồ sơ hưởng chế độ hưu trí cho cơ quan BHXH địa phương quản lý.
- Thủ tục đối với đơn vị đóng bảo hiểm xã hội bằng tiền lương:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thủ tục hưởng chế độ hưu trí đối với đơn vị đóng bảo hiểm xã hội bằng tiền lương sẽ giống với các bước của thủ tục hưởng chế độ hưu trí đối với đơn vị đóng bảo hiểm xã hội bằng hệ số. Tuy nhiên, đối với thời điểm nghỉ hưu sẽ được quy định như sau:
+ Đơn vị tự ra thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu của người lao động căn cứ theo quy định của đơn vị;
+ Đơn vị tự ra quyết định nghỉ hưu cho người lao động theo quyết định của đơn vị;
+ Kể từ thời điểm nghỉ hưu được ghi trong quyết định nghỉ hưu, người lao động được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
+ Đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận người lao động bị suy giảm khả năng lao động.
5. Mức hưởng chế độ hưu trí
5.1. Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng
Mức hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Đồng thời, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đã quy định rằng, mức hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của người lao động được tính bằng tỉ lệ hưởng lương hàng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, hướng dẫn chi tiết cho Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP cũng được quy định tại Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc.
5.2. Mức bình quân tiền lương được tính đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần khi hưởng lương hưu
Tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã chia người lao động thành 03 nhóm khác nhau như trong Luật Bảo hiểm xã hội 2006: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định; Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Theo đó, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đưa ra lộ trình hướng tới bình quân của tiền lương toàn bộ thời gian đóng Bảo hiểm xã hội chứ không phải là bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu như tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006. Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cách tính tiền lương bình quân làm căn cứ tính lương hưu như Luật Bảo hiểm xã hội 2006 chỉ áp dụng cho tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995. Còn lại, Luật đã đặt ra lộ trình áp dụng cách tính cho các khoảng thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/1995 trở về sau khác nhau và từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
6. Dịch vụ tư vấn thủ tục hưởng chế độ hưu trí tại Luật ACC
6.1. Lợi ích khi lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục hưởng chế độ hưu trí của Luật ACC
Chúng tôi tư vấn dịch vụ tư vấn thủ tục hưởng chế độ hưu trí mang lại cho khách hàng lợi ích sau:
- Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn về lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
- Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề chế độ hưu trí.
- Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
- Tư vấn về thủ tục hưởng chế độ hưu trí của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
- Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn thủ tục xin chế độ hưu trí nói riêng và tư vấn đầu tư nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
- Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
- Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.
6.2. Khách hàng cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục hưởng chế độ hưu trí tại Luật ACC?
Bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về thủ tục hưởng chế độ hưu trí, bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email.
Khi có nhu cầu tư vấn thủ tục hưởng chế độ hưu trí, rất đơn giản bạn chỉ cần cung cấp thông tin về loại quan hệ lao động và loại bảo hiểm xã hội bạn đang tham gia, sau đó chúng tôi sẽ kiểm tra xem bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí nào. Sau khi tư vấn các trình tự, thủ tục để hưởng chế độ hưu trí, nếu có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan cần có trong hồ sơ hưởng chế độ hưu trí và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
6. Câu hỏi thường gặp
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có được hưởng chế độ hưu trí không?
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
"Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất."
Người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 15 năm thì được hưởng bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí không?
Căn cứ Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu theo bảo hiểm xã hội chế độ hưu trí đối với người lao động cụ thể như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thời điểm hưởng lương hưu theo chế độ hưu trí là khi nào?
Tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
"Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
..."
Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí theo quy định?
Theo khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chế độ hưu trí. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn thủ tục hưởng chế độ hưu trí hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected]
Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!
Nội dung bài viết:
Bình luận