Bảo hiểm xã hội hiện nay đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vậy, khi đã đóng BHXH được 6 tháng thì cách tính sẽ như thế nào? Cùng ACC tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.
Cách tính bảo hiểm xã hội khi đóng được 6 tháng
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Điểm c, Khoản 2, Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Về cách tính:
Theo Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014)
+ (2 x Mbqtl x Thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014)
Trong đó:
- Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 1 - 6 tháng được tính là ½ năm, từ 7 - 11 tháng được tính là 1 năm.
Trường hợp tính đến trước 1.1.2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ 1.1.2014 trở đi.
- Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mbqtl = (Số tháng đóng bảo hiểm xã hội x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x Mức điều chỉnh hàng năm): Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Nội dung bài viết:
Bình luận