Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành cập nhật 2024

Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa, nền ẩm thực phong phú, là một quốc gia có tiềm năng phát triển các ngành nghề về du lịch và lữ hành. Do đó, ngành kinh doanh lữ hành là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy có các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành nào hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này cùng ACC nhé!

Các Loại Hình Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành

1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành

Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành được định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 như sau: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Trong đó, “khách du lịch” được hiểu là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch và “chương trình du lịch” được hiểu là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 

2. Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện nay

Các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện nay bao gồm kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. 

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch phục vụ cho khách du lịch nội địa. 

Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

3. Các cách phân loại kinh doanh dịch vụ lữ hành

Theo Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành của tác giả Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương thì phân loại kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

- Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm: kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.

- Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động: kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.

Theo quy định của Luật du lịch 2005 cũ, thì kinh doanh dịch vụ lữ hành có các loại:

- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam

- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

- Kinh doanh lữ hành nội địa

Theo quy định của Luật Du lịch 2017 hiện hành, thì kinh doanh dịch vụ lữ hành có các loại:

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.

- Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

>>> Tham bài viết giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của ACC để biết thêm thông tin.

4. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành có các đặc điểm sau: 

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính chất phi vật chất: Sản phẩm của dịch vụ lữ hành là chương trình du lịch, gồm một hoặc một chuỗi các dịch vụ phục vụ cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. 
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành là một ngành nghề trung gian. Hoạt động kinh doanh lữ hành thực hiện ba chức năng, (i) thông tin cho khách du lịch và bên cung ứng dịch vụ, (ii) tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và (iii) cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và bên cung ứng.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính chất tổng hợp: Sản phẩm của dịch vụ lữ hành là chương trình du lịch, là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển hành khách, dịch vụ tham quan mua sắm,...
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính thời vụ và dễ bị tác động: Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính thời vụ cao và luôn dễ bị biến động bởi các tác nhân như kinh tế, chính trị, tôn giáo, thời tiết, nhu cầu du lịch,…. Do tính chất thời vụ và dễ bị tác động, các dịch vụ luôn đa dạng và cập nhật liên tục, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch dưới những tác động bên ngoài. 
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính quốc tế: Các hoạt động du lịch - lữ hành xuyên quốc gia đang trở nên phổ biến nhờ tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa. Khách du lịch trong nước có nhu cầu đi du lịch ở nước ngoài và người lại khách du lịch nước ngoài có nhu cầu du lịch tại Việt Nam. 

Trên đây là các loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện có tại thời điểm năm 2024 mà ACC đã tổng hợp được. Nếu bạn có quan tâm đến loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành nào kể trên và có nhu cầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh và đăng ký giấy phép của ACC. ACC là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật và các thủ tục giấy tờ cho khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo