Các loại báo cáo tài chính bằng tiếng Anh

Các doanh nghiệp đa quốc gia, có yếu tố nước ngoài thì thường phải dịch thuật báo cáo tài chính sang tiếng Anh để giúp các lãnh đạo có thể đọc hiểu dễ dàng hơn. Ngoài ra các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cũng phải dịch thuật báo cáo tài chính để nộp cho các cơ quan nhà nước thường niên. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại báo cáo tài chính bằng tiếng Anh

Các Loại Báo Cáo Tài Chính Bằng Tiếng Anh

Các loại báo cáo tài chính bằng tiếng Anh

1. Báo cáo tài chính tiếng Anh là gì?

Báo cáo tài chính trong tiếng Anh là “Financial Statement

Báo cáo tài chính là báo cáo kế toán thể hiện và truyền tải thông tin kế toán tài chính có tính tổng quát, toàn diện đến những người sử dụng thông tin (chủ yếu là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà đầu tư), giúp họ ra được các quyết định kinh tế phù hợp.

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo cá chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất.

Xem thêm bài viết: Báo cáo tài chính gồm những gì? Cách lập báo cáo tài chính

2. Các loại báo cáo tài chính bằng tiếng Anh

Báo cáo tài chính có 4 loại chính là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Các loại báo cáo tài chính tiếng anh như sau:

  • Bảng cân đối kế toán tiếng Anh là (Balance sheet)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tiếng Anh là (Statement of income)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tiếng Anh là (Cash flow statement)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính tiếng Anh là (Notes to the financial statements)

3. Nội dung các loại báo cáo tài chính

Chính vì có 4 loại báo cáo tài chính nên mỗi loại báo cáo tài chính lại có những yếu tố cấu thành khác nhau, vì vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua từng loại báo cáo tài chính.

3.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán bao gồm: Tài sản, Nguồn vốn và Nợ phải trả, trong đó nguồn vốn bằng tài sản trừ đi nợ phải trả.

Tài sản gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền.
  • Đầu tư tài chính.
  • Các khoản phải thu.
  • Hàng tồn kho.
  • Tài sản cố định.
  • Bất động sản đầu tư.
  • Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
  • Tài sản khác.

Nợ phải trả gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn, chi tiết như sau:

  • Phải trả người bán.
  • Người mua trả tiền trước.
  • Phải trả người lao động.
  • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
  • Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh.
  • Phải trả nội bộ khác.
  • Quỹ khen thưởng phúc lợi.
  • Dự phòng phải trả.

Nguồn vốn gồm:

  • Vốn chủ sở hữu.
  • Nguồn kinh phí và quỹ khác.

3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 19 tài khoản chi tiết trên báo cáo như sau:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Giá vốn hàng bán.
  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cáp dịch vụ.
  • Chi phí tài chính.
  • Doanh thu hoạt động tài chính.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận thuần từ HĐKD.
  • Thu nhập khác.
  • Chi phí khác.
  • Lợi nhuận khác.
  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
  • Chi phí thuế TNDN hiện hành.
  • Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
  • Lợi nhuận sau thuế TNDN.
  • Lãi cơ bản trên cổ phiếu.
  • Lãi suy giảm trên cổ phiếu.

3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần:

  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

2.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là bản báo cáo tài chính gồm 3 phần:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính).
  • Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp (kỳ kế toán năm, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, chế độ kế toán áp dụng, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng, nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay, nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả, nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá, nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả).
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán (các thông tin chi tiết tương tự bảng cân đối kế toán).

4. Thời hạn nộp báo cáo tài chính 

Các doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính đúng hạn, đảm bảo tính chính xác của thông tin để không bị phạt khi nộp chậm, nộp sai. Cụ thể:

- Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập… chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập….

5. Câu hỏi thường gặp

Báo cáo tài chính có giá trị pháp lý hay không?

Dữ liệu báo cáo được cung cấp tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia được xây dựng trên cơ sở truyền tải dữ liệu báo cáo từ Tổng cục Thuế sang Cục Quản lý đăng ký kinh doanh. Do vậy, dữ liệu báo cáo được lưu ở Cục Quản lý đăng ký kinh doanh hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu báo cáo được lưu tại Tổng cục Thuế.

Tại sao cần phải báo cáo tài chính?

Báo cáo tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ riêng với các cơ quan, doanh nghiệp mà cả với các cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền. Báo cáo tài chính phản ánh trung thực nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá khách quan được sức mạnh tài chính doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo tài chính giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình doanh nghiệp

Có thể nộp báo cáo tài chính bổ sung không?

Báo cáo tài chính làm sai được phép khai bổ sung và nộp lại (Nhưng phải trước khi cơ quan thuế có Quyết định thanh kiểm tra).

Nộp Báo cáo tài chính ở đâu?

Các doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính cho những cơ quan sau: Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Doanh nghiệp cấp trên (nếu có), Cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp thêm cả cơ quan tài chính. Doanh nghiệp có tham gia thị trường chứng khoán, nộp thêm cho Ủy ban Chứng khoán.

Trên đây là bài viết Các loại báo cáo tài chính bằng tiếng Anh. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo