Xin chào Luật ACC. Tôi tên là Minh Anh, tôi hiện đang làm việc tại Hải Phòng. Hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Thời gian vừa rồi, tôi bị tai nạn lao động và được công ty phụ cấp một khoản tiền để hỗ trợ. Do không am hiểu nhiều về pháp luật, tôi không rõ khoản tiền phụ cấp tôi nhận được của công ty có bị tính thuế TNCN và đóng BHXH không? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN và BHXH năm 2023, Luật ACC mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
2. Thuế TNCN được hiểu như thế nào?
Hiện nay, khái niệm thuế thu nhập cá nhân chưa được pháp luật định nghĩa cụ thể. Nhưng dựa theo các quy định của pháp luật, thông tư có liên quan thì có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, được tính trực tiếp trên thu nhập của người chịu thuế và thu nhập đó đã trừ các khoản giảm trừ cũng như các khoản miễn thuế.
Cá nhân thuộc đối tượng tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân phải nộp thuế theo quy định: Các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo luật định phát sinh ở cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc thu nhập chỉ phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân cư trú được xác định là người có một trong các điều kiện sau:
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ đủ 183 ngày trở lên trong thời gian là một năm dương lịch; tính theo 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam bao gồm những người có đăng ký thường trú, những người ở nhà thuê theo hợp đồng có thời hạn.
3. Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Bảo hiểm xã hội là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gồm 02 loại bắt buộc và tự nguyện.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
5. Tiền lương đóng BHXH gồm những khoản nào?
Theo quy định tại điều 1, thong tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, từ ngày 01/01/2021, tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm các khoản sau:
– Tiền lương theo công việc hoặc theo chức danh theo thang lương, bảng lương do NSDLĐ xây dựng. Trong trường hợp NLĐ hưởng lương khoán hoặc lương theo SP thì mức lương được tính theo thời gian để xác đơn đơn gián sản phẩm/lương khoán.
– Phụ cấp tiền lương theo thỏa thuận của NLĐ với NSDLĐ: gồm các khoản phụ cấp theo lương để bù đắp yêu tố về điều kiện lao động, tính chất công việc, điều kiện sinh hoạt,… Đây là các khoản phí chưa được tính trong hợp đồng hoặc đã tính nhưng còn thiếu.
– Ngoài ra, tiền lương đóng BHXH còn bao gồm các khoản bổ sung khác theo quy định, tùy vào mức tiền cụ thể thỏa thuận cùng mức lương trong HĐLĐ.
6. Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN và BHXH?
Khoản phụ cấp không tính thuế TNCN
Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Khoản 1 và Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì các khoản phụ cấp, trợ cấp, sau đây không phải tính thuế thu nhập cá nhân:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Như vậy Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN theo quy định như trên bao gồm: Phụ cấp ưu đãi hàng tháng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; phụ cấp phục vụ đối với các lãnh đạo cấp cao; phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp.
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH
Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH bao gồm:
– Tiền thưởng: áp dụng quy định về tiền thưởng theo quy định điều 104 Bộ luật lao động 2019. Theo quy định, tiền thưởng là số tiền/ tài sản hoặc các hình thức khác mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ. Tiền thưởng sẽ được căn cứ vào kết quả sản xuất/kinh doanh hoặc mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Quy chế thưởng sẽ do NSDLĐ quyết định và được công bố công khai tại nơi làm việc.
– Tiền thưởng sáng kiến
– Tiền ăn giữa ca
– Các khoản tiền hỗ trợ:
- Tiền hỗ trợ xăng xe
- Tiền điện thoại
- Tiền đi lại
- Tiền hỗ trợ nhà ở
- Tiền hỗ trợ trông giữ trẻ
- Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
– Tiền hỗ trợ NLĐ khi có thân nhân bị chết
– Tiền hỗ trợ NLĐ khi có người thân kết hôn
– Tiền nhân dịp sinh nhật NLĐ
– Tiền trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khi hoàn thành các mục riêng được thỏa thuận trong HĐLĐ.
– Phụ cấp chuyên cần.
Nội dung bài viết:
Bình luận