Để làm thủ tục xin cấp Giấy phép lao động (GPLĐ), người lao động (NLĐ) cần phải có Giấy khám sức khỏe (GKSK) do cơ sở y tế được cấp phép thực hiện. Dưới đây là Danh sách các bệnh viện khám sức khỏe làm giấy phép lao động trên toàn quốc.
Danh sách bệnh viện khám sức khỏe làm giấy phép lao động
I. Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động (GPLĐ) là một loại giấy tờ pháp lý cho phép người lao động mang quốc tịch nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Giấy phép này do Cục Việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.
II. Danh sách bệnh viện khám sức khỏe làm giấy phép lao động
Các bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe cấp giấy phép lao động tại Hà Nội:
- Bệnh viện E;
- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn;
- Bệnh viện đa khoa Đức Giang;
- Bệnh viện đa khoa Đống Đa;
- Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai;
- Bệnh viện đa khoa Việt Pháp;
- Bệnh viện đa khoa tư nhân Hồng Ngọc;
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc;
- Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An;
- Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Nội;
- Bệnh viện đa khoa Việtlife;
- Bệnh viện đa khoa Dr.Binh TeleClinic;
- Bệnh viện Bạch Mai
Các bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe cấp giấy phép lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện Nhân dân 115;
- Bệnh viện Trưng Vương;
- Bệnh viện quận Thủ Đức;
- Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh;
- Bệnh viện đa khoa An Sinh;
- Bệnh viện đa khoa Phước An –CN3;
- Bệnh viện Chợ Rẫy;
- Bệnh viện FV;
- Bệnh viện đa khoa quốc tế Columbia Asia Sài Gòn
III. Vì sao phải khám sức khỏe khi xin Giấy phép lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 151 Bộ luật lao động 2019, một trong các điều kiện để Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là phải có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 17 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP, giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe là giấy tờ bắt buộc phải có trong thành phần hồ sơ xin cấp mới hoặc gia hạn Giấy phép lao động hoặc xin cấp giấy xác nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.
Vì vậy, việc khám và xin giấy chứng nhận sức khỏe là một điều kiện bắt buộc nếu Người nước ngoài muốn xin Giấy phép lao động tại Việt Nam. Theo đó, Người nước ngoài phải khám sức khoẻ tại các bệnh viện thuộc danh mục của Bộ Y Tế ban hành để bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động.
Công văn số 143/KCB – PHCN & GĐ ngày 05/02/2015 của Cục Khám chữa bệnh– Bộ Y tế ban hành danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT.
IV. Lưu ý cần biết để chuẩn bị cho việc khám sức khỏe xin Giấy phép lao động
Lưu ý cần biết để chuẩn bị cho việc khám sức khỏe xin Giấy phép lao động
Trước khi đi khám, Người nước ngoài mang theo:
- 02 ảnh kích thước 4x6cm, nền trắng, không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
- Hộ chiếu
Quy trình khám sức khỏe cho Người nước ngoài sẽ được tiến hành như sau:
- Bước 1: Người nước ngoài chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe nộp tại bệnh viện thuộc danh mục của Bộ Y Tế ban hành (mục 3 và 4);
- Bước 2: Bệnh viện tiến hành đối chiếu ảnh chân dung trong hồ sơ với Người nước ngoài đến khám, đóng dấu giáp lai vào ảnh chân dung và kiểm tra hộ chiếu;
- Bước 3: Bệnh viện tiến hành khám sức khỏe theo quy trình Bộ Y tế đã ban hành.
V. Thời hạn của Giấy chứng nhận sức khỏe/ giấy khám sức khỏe
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền ký kết luận sức khỏe.
Lưu ý: Nếu Người nước người có giấy khám sức khỏe do bệnh viện có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì thời hạn sử dụng là không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Để được sử dụng hợp pháp ở Việt Nam thì Giấy khám sức khỏe phải được hợp pháp hóa lãn sự và dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch (Khoản 5 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT).
VI. Câu hỏi thường gặp
NLĐ có thể khám sức khỏe làm GPLĐ tại bất kỳ BV nào được cấp phép hay không?
- Có, NLĐ có thể khám sức khỏe làm GPLĐ tại bất kỳ BV nào được cấp phép trên toàn quốc.
NLĐ nên lưu ý gì khi đi khám sức khỏe làm GPLĐ?
-
NLĐ nên nhịn ăn sáng trước khi đi khám sức khỏe.
-
NLĐ nên thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý đang mắc phải, các loại thuốc đang sử dụng.
-
NLĐ nên mang theo tiền mặt để thanh toán chi phí khám sức khỏe.
Nếu NLĐ có kết quả khám sức khỏe không đạt yêu cầu thì phải làm gì?
-
NLĐ cần điều trị các bệnh lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
-
Sau khi điều trị khỏi bệnh, NLĐ có thể đi khám sức khỏe lại để xin cấp GPLĐ.
Nội dung bài viết:
Bình luận