Vấn đề về mức đóng bảo hiểm xã hội người lao động là điều mà mọi người đều quan tâm khi tham gia. Dưới đây là những thông tin mới nhất về mức đóng bảo hiểm xã hội cùng một số thắc mắc liên quan đến mức đóng này.
Mức đóng bảo hiểm xã hội người lao động
1. Mức đóng bảo hiểm xã hội người lao động
Căn cứ: Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Nghị định 143/2018/NĐ-CP và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của lao động Việt Nam:
Người lao động Việt Nam | ||||
Bảo hiểm xã hội | Bảo hiểm thất nghiệp | Bảo hiểm y tế | ||
Hưu trí-tử tuất | Ốm đau-thai sản | Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp | ||
8% | - | - | 1 % | 1,5 % |
10,5% |
Mức đóng bảo hiểm xã hội của lao động nước ngoài:
Người lao động nước ngoài | ||||
Bảo hiểm xã hội | Bảo hiểm thất nghiệp | Bảo hiểm y tế | ||
Hưu trí-tử tuất | Ốm đau-thai sản | Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp | ||
8% | - | - | - | 1,5 % |
9,5% |
2. Tăng, giảm mức đóng bảo hiểm xã hội, làm thủ tục gì?
Khi muốn điều chỉnh tăng hoặc giảm mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện các thủ tục đối ứng với cơ quan bảo hiểm xã hội. Quy trình chi tiết và hồ sơ cần thiết được ghi rõ tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 như sau:
Thành phần hồ sơ:
-
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nếu tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội của người lao động.
-
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);
-
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Thủ tục điều chỉnh tăng, giảm mức đóng bảo hiểm xã hội:
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội
- Hình thức:
- Nộp online trên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
- Qua bưu điện.
- Nộp trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết thủ tục.
- Thời gian giải quyết:
- Trường hợp tăng mức đóng bảo hiểm xã hội: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Trường hợp giảm mức đóng bảo hiểm xã hội: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội mà nhận tiền được không?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng bảo hiểm và không được thỏa thuận nhận tiền thay cho việc đóng bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội theo thỏa thuận, cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
-
Người lao động: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.
-
Người sử dụng lao động: Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
4. Công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên có bị phạt?
Nội dung bài viết:
Bình luận