Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

Có thể bạn đã biết, Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc là một vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng và người lao động. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc. Mời bạn cùng tham khảo!

Bao-hiem-xa-hoi-khi-nghi-viec

Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

1. Các chế độ Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

1.1. về trợ cấp thất nghiệp

Nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc bạn có thể làm hồ sơ gửi tới Trung tâm giới thiệu việc làm nơi cư trú để yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 17, Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ). Thời gian tham gia BH thất nghiệp từ 1 tới 3 năm đầu thì hưởng 3 tháng trợ cấp, đủ 12 tháng BH thất nghiệp tiếp theo thì tính hưởng thêm 1 tháng trợ cấp. Mỗi tháng được hưởng 60% mức bình quân đóng BH thất nghiệp của 6 tháng liền kề  trước khi nghỉ việc.

1.2. về chế độ BHXH

 Sau khi nghỉ việc bạn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để cộng dồn khi có điều kiện tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện đến khi hết tuổi lao động mà có 20 năm đóng BHXH trở lên thì được nhận lương hưu và thẻ BHYT. Trường hợp sau khi nghỉ việc bạn không có mong muốn tiếp tục đóng BHXH mà có có nhu cầu hưởng BHXH một lần thì sau một năm nghỉ việc bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú để làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần.

1.3.  về chế độ trợ cấp thôi việc.

Khoản trợ cấp này do đơn vị sử dụng lao động chi trả theo quy định của Bộ luật Lao động, không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan BHXH. 

2. Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

  •  Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
  • NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

3. Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Bổ sung quy định Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH thì tham gia BHXH bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH.

Điều này có nghĩa, những Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động sẽ đóng BHXH bắt buộc theo mức 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.  Mức tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH này sẽ dựa theo hợp đồng lao động đã ký nhưng tuân theo nguyên tắc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm công việc giản đơn nhất

4. Công ty Luật ACC

 Nếu bạn muốn biết thêm về Quy định về bảo hiểm xã hội thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến bảo hiểm  xã hội một cách nhanh nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

  • Tư vấn pháp lý: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Văn phòng: (028) 777.00.888

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (625 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo