Ban giám đốc là gì? Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc

Hẳn bạn đọc đã từng ít nhất một lần nghe đến cụm từ Ban giám đốc. Vậy Ban giám đốc là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ phân tích để quý bạn đọc có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về thuật ngữ này.ban-giam-doc-la-gi-chuc-nang-va-nhiem-vu-cua-ban-giam-doc

Ban giám đốc là gì? Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc

1. Ban giám đốc là gì?

  • Ban giám đốc là nhóm các cá nhân được các cổ đông bầu ra để đại diện cho họ. Ban giám đốc có nhiệm vụ thiết lập chính sách cho công ty và giám sát các quản lý của công ty. Mỗi công ty đại chúng phải có một ban giám đốc. Một số tổ chức cá nhân và tổ chức phi lợi nhuận cũng có một ban giám đốc.
  • Ban giám đốc thường do chủ sở hữu công ty thuê hoặc bổ nhiệm từ một cổ đông thành viên trong công ty, theo quy định của pháp luật.
  • Ban giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, nhân danh công ty giao kết các hợp đồng, đại diện trong các quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty.

2. Thành phần Ban giám đốc

Ban giám đốc được chia thành 2 nhóm chính bao gồm: Giám đốc nội bộ và Giám đốc bên ngoài.
  • Giám đốc nội bộ phải là những người nhận được sự quan tâm từ các cổ đông lớn, cán bộ và nhân viên trong công ty. Kinh nghiệm trong công việc của họ cũng giúp nâng tầm giá trị của họ lên nhiều lần trong tổ chức kinh doanh. Dù vậy họ sẽ bị bãi nhiệm nếu như lạm dụng chức quyền.
  • Giám đốc bên ngoài không phải giám đốc điều hành tại công ty. Họ là những cá nhân độc lập được lựa chọn dựa vào kinh nghiệm chuyên môn và sự uy tín của họ trong cộng đồng về ngành hoặc lĩnh vực liên quan.
Có khá nhiều vị trí giám đốc chức năng, tuy nhiên không phải ở công ty nào cũng có đầy đủ các giám đốc này. Một số vị trí giám đốc thường có trong các tổ chức:
  • Giám đốc điều hành
  • Giám đốc thương hiệu
  • Giám đốc kinh doanh
  • Giám đốc truyền thông Marketing
  • Giám đốc sáng tạo
  • Giám đốc tài chính
  • Giám đốc công nghệ thông tin
  • Giám đốc đầu tư và phát triển
  • Giám đốc sản phẩm

>> Đọc bài viết Quy định về lương giám đốc công ty TNHH 1 thành viên để được cung cấp thêm thông tin liên quan

3. Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc

chuc-nang-va-nhiem-vu-cua-ban-giam-doc
Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc

3.1. Tuyển dụng, giám sát, đánh giá và bồi dưỡng quản lý

Ban giám đốc trong một doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những ứng viên tốt nhất cho các vị trí quản lý chủ chốt trong công ty. Họ thực sự phải tìm được những người có năng lực chứ không phải những người chỉ cần một công việc.

3.2. Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của tổ chức

Ban giám đốc công ty có chức năng xây dựng chiến lược, cung cấp tầm nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của tổ chức. Công việc này thường là việc của giám đốc điều hành hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp.

3.3. Thiết lập hệ thống quản trị

Ban giám đốc có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản trị cho doanh nghiệp. Điều này tạo nên một khuôn khổ dựa trên hàng loạt các chính sách. Điều này đề cập đến vấn đề xác định và tạo ra các quy tắc và cách thức hoạt động của nhóm. Tuy nhiên các quy tắc cần chú ý đến sự công bằng cho toàn bộ các nhóm hoạt động.

3.4. Quản trị tổ chức và mối quan hệ với giám đốc điều hành

Ban giám đốc sẽ tương tác với giám đốc điều hành trong các cuộc họp. Thông thường sẽ là 1 tháng 1 lần, cũng có thể là 3, 4 lần/năm.

3.5. Ủy thác

Ban giám đốc có thể được ủy thác để đại diện và bảo vệ lợi ích của cổ đông hoặc các nhà đầu tư trong công ty. Chính vì vậy, ban giám đốc luôn phải đảm bảo tài sản của công ty (bao gồm các tài sản như thiết bị, cơ sở sản xuất, nguồn vốn, nhân lực) phải được an toàn.

3.6. Giám sát và điều khiển

Ban giám đốc có chức năng giám sát và kiểm soát. Họ chịu trách nhiệm về quá trình kiểm toán hoặc thuê các kiểm toán viên. Nói chính xác thì họ chịu trách nhiệm đảm bảo việc kiểm toán được thực hiện một cách kịp thời hàng năm.
>> Tham khảo thêm thông tin liên quan tại Thủ tục thay đổi giám đốc công ty TNHH mới nhất

4. Vậy chức năng của ban giám đốc công ty TNHH là gì?

Chức năng của ban giám đốc công ty TNHH bao gồm các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  • Lập kế hoạch và chiến lược: Ban giám đốc có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển của công ty. Điều này bao gồm việc xác định các mục tiêu dài hạn, kế hoạch tài chính và các chiến lược hoạt động để đạt được các mục tiêu đó.

  • Điều hành và quản lý: Ban giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty. Họ tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của các bộ phận trong công ty để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn.

  • Quản lý tài chính: Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý tài chính công ty, bao gồm việc lập và kiểm soát ngân sách, phân tích báo cáo tài chính và đưa ra quyết định liên quan đến việc đầu tư và phân bổ nguồn lực.

  • Quản lý nhân sự: Ban giám đốc quyết định về các vấn đề liên quan đến nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển và đánh giá hiệu suất của nhân viên. Họ cũng xây dựng và duy trì môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.

  • Ra quyết định chiến lược: Ban giám đốc đưa ra các quyết định quan trọng về chiến lược và chính sách của công ty, bao gồm việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm và các quyết định về đầu tư lớn.

  • Đại diện công ty: Ban giám đốc đại diện công ty trong các giao dịch với bên ngoài như khách hàng, đối tác, nhà đầu tư và cơ quan nhà nước. Họ đảm bảo công ty thực hiện đúng các nghĩa vụ pháp lý và duy trì các mối quan hệ hợp tác có lợi.

  • Bảo đảm tuân thủ pháp luật: Ban giám đốc có trách nhiệm đảm bảo công ty hoạt động theo đúng các quy định pháp luật và các quy định nội bộ của công ty. Họ phải bảo đảm rằng tất cả các hoạt động của công ty tuân thủ các quy định liên quan đến thuế, lao động, an toàn và các lĩnh vực khác.

  • Giải quyết vấn đề và xử lý khủng hoảng: Ban giám đốc giải quyết các vấn đề phát sinh và xử lý các tình huống khủng hoảng để đảm bảo hoạt động của công ty không bị gián đoạn và duy trì sự ổn định trong công ty.

Như vậy, chức năng của ban giám đốc công ty TNHH bao gồm việc điều hành, quản lý và đưa ra các quyết định chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của công ty.

>> Quý bạn đọc có thể tham khảo các bài viết liên quan: Mẫu biên bản họp bầu giám đốc; Một người được làm giám đốc bao nhiêu công ty.

5. Các câu hỏi thường gặp

Chủ tịch là giám đốc bên ngoài được không?

Chủ tịch có thể là Giám đốc nội bộ hoặc giám đốc bên ngoài.

Ban giám đốc thường có ở mô hình công ty nào?

Ban giám đốc thường được tổ chức ở công ty cổ phần vì công ty cổ phần thường là mô hình công ty lớn, có nhiều cổ đông, có khả năng huy động vốn lớn. Vì vậy, cần có sự giám sát và quản lý từ ban giám đốc để giúp bộ máy tổ chức của công ty chặt chẽ hơn.

Ban giám đốc công ty TNHH đại diện công ty trong những loại giao dịch nào?

Ban giám đốc công ty TNHH đại diện công ty trong nhiều loại giao dịch quan trọng. Điều này bao gồm việc ký kết các hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận tài chính. Ban giám đốc cũng đại diện công ty trong các giao dịch với các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp và tổ chức tài chính. Họ có trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý, bao gồm việc giải quyết tranh chấp và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý với cơ quan nhà nước. Đặc biệt, ban giám đốc còn đảm bảo rằng công ty tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến các giao dịch và hoạt động của công ty.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi Ban giám đốc là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình quản trị doanh nghiệp trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo