Tổng hợp bài tập tình huống luật đất đai 2024

Những tình huống liên quan đến lĩnh vực luật đất đai thường xuyên đặt ra những thách thức phức tạp cho những người làm trong lĩnh vực này. Để nắm vững và áp dụng kiến thức luật đất đai vào thực tế, việc thực hành qua bài tập tình huống là một cách hiệu quả. Nên việc tổng hợp những bài tập tình huống luật đất đai 2024 là cách đơn giản nhất để giúp cập nhật thông tin mới nhất và đồng thời rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho người học.

Tổng hợp bài tập tình huống luật đất đai 2024

Tổng hợp bài tập tình huống luật đất đai 2024

Bài tập 1: 

Ông K sử dụng một thửa đất 1560m2 từ năm 1989 tại xã H, huyện K, tỉnh T. Ông K đã

xây dựng nhà ở trên diện tích đất 300m2 và diện tích đất này đã được cấp Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất năm 2000. Diện tích đất còn lại 1260m2 ông sử dụng trồng

cây ăn trái cho đến nay và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Hỏi:

1 – Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, nếu ông K muốn là thủ tục xin cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác không gắn

liền với đất (Giấy chứng nhận) đối với diện tích 1260m2 đất còn lại thì có được không?

Tại sao?

2 – Giả sử ông K được cấp Giấy chứng nhận, ông K sẽ sử dụng 1260m2 đất dưới hình

thức nào và có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nào không? Tại sao?

3 – Giả sử sau khi được cấp Giấy chứng nhận, ông K muốn chuyển mục đích sử dụng

đất đối với 1260 m2 đất nói trên sang làm đất ở thì có được không? Tại sao? Nếu được

chuyển mục đích sử dụng đất thì ông K phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nào?

Trả lời:

1 - Được. Trường hợp này của ông K thuộc trường hợp Giao đất có thu tiền sử dụng đất ở Điều 55 LĐĐ 2013 căn cứ theo điều 100 và 103 LĐĐ. Diện tích 1260 m2 còn lại được xác định là đất ở có vườn, ao theo K3 Điều 103 và theo Điều 24 NĐ 43/2014 thì phần diện tích 1260m2 còn lại sẽ được cấp GCN QSDĐ.

2 - Theo K4 Điều 24 NĐ 43/2014 và K3 Điều 103 LĐĐ 2013 thì phần diện tích này được  cấp theo hình thức giao đất có thu tiền SDĐ được quy định tại K1 điều 55 LĐ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính cho NN

3 - Giả sử sau khi được cấp Giấy chứng nhận, ông K muốn chuyển mục đích sử dụng đất đối với 1260m2 thì phải được chấp thuận từ cơ quan NN theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 LĐĐ 2013 và theo Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và ông K phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo Điều 170. 

Bài tập 2:

Hộ gia đình bà H sử dụng từ đó cho đến nay, chưa thực hiện đăng ký quyền sử dụng

đất và đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tháng 05.2010, UBND TP N ra

quyết định thu hồi 112m2 đất nói trên để sử dụng vào mục đích mở rộng đường giao

thông theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Tháng 09.2010, UBND TP N ra quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với diện

tích đất thu hồi cho Hộ gia đình bà H. Theo quyết định, đất của Hộ gia đình bà H không

đủ điều kiện được bồi thường vì không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hộ gia

đình bà H chỉ được nhận khoản tiền hỗ trợ bằng 20% đơn giá bồi thường tính theo giá

đất ở.

Hỏi:

1 – Việc UBND TP N không bồi thường về đất cho Hộ gia đình bà H có phù hợp với quy định của pháp luật không? Tại sao?

Nguồn gốc đất của hộ gia đình của bà H là được giao đất có thu tiền sử dụng đất căn

cứ khoản 1 Điều 55 Luật Đất đai 2013. Hộ gia đình bà H có thực hiện giao dịch nhận

chuyển nhượng Quyền sử dụng đất từ ông A

Căn cứ theo điểm d Khoản 1 Điều 100, Giấy tờ QSDĐ của ông A là hợp pháp đã được

cấp trước ngày 15.10.1993 và việc sử dụng đất này là ổn định theo Khoản 1 Điều 21

NĐ 43/2014

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 thì bà H tuy ko có giấy GCNQSDĐ nhưng có đủ

điều kiện được cấp GCN mà chưa được cấp thì bà H vẫn được bồi thường theo quy định

của PL bổ sung điều 79

2 – Giả sử, đất của Hộ gia đình bà H không thuộc diện bị thu hồi, Hộ gia đình bà H có

được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) không nếu Hộ gia đình bà H thực hiện thủ tục xin

cấp GIấy chứng nhận đối với diện tích đất nói trên? Tại sao?

Giả sử, đất của Hộ gia đình bà H ko thuộc diện bị thu hồi thì HGĐ bà H được cấp GCN

QSDĐ theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 LĐĐ 2013

3 – Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất nói trên, Hộ gia đình

bà H có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nào cho nhà nước không? Tại sao? (Biết rằng hạn mức giao đất ở tại Thành phố N là 200m2/hộ gia đình).

Trường hợp được cấp GCN QSDĐ đối với diện tích nói trên và do nguồn gốc đất của bà H

là giao đất có thu tiền sử dụng đất theo khoản 1 điều 55 và bà H phải thực hiện nghĩa

vụ tài chính theo khoản 3 điều 170

Bài tập 3

Năm 2019, anh T đang cư ngụ ở địa bàn quận Cái Răng có xây dựng căn nhà trên 02 thửa đất thuộc Khu dân cư Hưng Phú. Nay anh T muốn hoàn công nhà trên 02 thửa đất trên có được không?

Trả lời:

Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 24/4/2015 của UBND thành phố Cần Thơ cho phép được hợp các thửa đất liền kề thành một lô đất có diện tích lớn hơn, khi chứng nhận tài sản trên đất theo Luật Đất đai, chủ sở hữu được hợp khối thành công trình duy nhất nhưng phải đảm bảo về các chỉ tiêu xây dựng về khoảng lùi, mật độ xây dựng, tầng cao theo Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt.

=> Do đó, nếu căn nhà của bà Bé Ba được xây dựng hợp khối trên 02 thửa đất và xây dựng đúng quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 về khoảng lùi, mật độ xây dựng, tầng cao xây dựng thì đủ điều kiện để được xem xét hợp thửa đất đồng thời với chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

Bài tập 4:

Gia đình ông Việt có một mảnh đất rộng 02ha trồng cây hàng năm tại thôn Bình Yên xã Chi Thiết huyện Sơn Dương, ông đã trồng khoai lang trên đó để cung cấp cho các cửa hàng nông sản ở thành phố Tuyên Quang, vì nhu cầu ngày càng tăng cao, gia đình ông không đủ đất để trồng khoai nên muốn mua đất trồng cây hàng năm của bà con trong thôn, theo tính toán thì ông cần thêm 25ha để trồng khoai mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hỏi, ông Việt có thể nhận 25ha chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp từ bà con trong thôn mình không? Vì sao?

Trả lời:

Ông Việt không thể nhận 25ha chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp từ bà con trong thôn, vì:

Khoản 5 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“ Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm:…..5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai,...”

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó, hạn mức chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm được quy định tại khoản 1 Điều 44 như sau:

“1. Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

  1. a) Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
  2. b) Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại”.

Căn cứ các quy định trên, việc gia đình ông Việt muốn nhận chuyển nhượng 25ha đất nông nghiệp của bà con tại thôn Bình Yên xã Chi Thiết huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là trái quy định của pháp luật, trong trường hợp này, gia đình ông Việt chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tối đa là 20ha.

Bài tập 5:

Tháng 01 năm 2022, gia đình ông Hữu được Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giao 03 hecta đất tại thôn Bình Yên để trồng cây lâu năm, gia đình ông đã trồng cây Keo trên diện tích 02 hecta đất được giao, còn lại 01 hecta đất gia đình ông vẫn để trống, không sử dụng. Thấy vậy, anh Bình là Trưởng thôn Bình Yên muốn biết pháp luật quy định như thế nào về việc “không sử dụng đất” để đến vận động gia đình ông Hữu tiếp tục trồng cây Keo hoặc các loại cây lâu năm khác vào 01 hecta đất còn lại để bảo đảm đất không bị trống, tránh gây lãng phí.

Trả lời:

Khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: “3. Không sử dụng đất, sử dụng không đúng mục đích”.

 Điểm h Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định: “1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: … h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục”.

Điều 32 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:  

“Điều 32. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục

  1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;
  3. b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  4. c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;
  5. d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai”.

Căn cứ các quy định nêu trên, anh Bình có thể đến và phổ biến cho gia đình ông Hữu biết việc không sử dụng hết diện tích đất được giao là hành vi “không sử dụng đất”, đây là hành vi trực tiếp gây lãng phí đất đai, thuộc những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai năm 2013; trường hợp đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP nêu trên và buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013. Qua đó, sẽ giúp gia đình ông Hữu nâng cao kiến thức pháp luật, từ đó gia đình sẽ chấp hành các quy định của pháp luật.

Bài tập 6:

Ông Vinh có 1 thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi mục đích sử dụng đất là “đất trồng cây hàng năm”. Tuy nhiên, ông Vinh không sử dụng thửa đất nêu trên để trồng cây hàng năm, mà tự ý xây nhà trên thửa đất đó khi chưa được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hỏi: Việc ông Vinh xây nhà trên đất trồng cây hàng năm là đúng hay sai? Hành vi này vi phạm vào những điều nào của Luật đất năm 2013?

Trả lời:

Hành vi tự ý xây nhà trên thửa đất “đất trồng cây hàng năm” của ông Vinh là sai; vi phạm vào Khoản 3 Điều 12 và điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm:…3. Không sử dụng đất, sử dụng không đúng mục đích”.

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

  1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:…
  2. d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp”.

Bài tập 7:

Gia đình chị My có quyền sử dụng 01 thửa đất trồng cây lâu năm, chị My đã trồng cây ăn quả trên thửa đất nói trên.

Hỏi: Hoa quả thu hoạch từ cây trồng trên thửa đất trên có thuộc sở hữu của gia đình chị My không?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 166 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

…2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất”.

Trong đó, thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất là những sản phẩm lao động hoặc đầu tư của người sử dụng, gồm:

+ Những tài sản gắn liền với đất như: nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng...

+ Khả năng sinh lợi, lợi thế được tạo nên trong quá trình sử dụng đất như cải tạo, khai phá, san lấp, tôn tạo...

+ Sản phẩm thu hoạch từ cây trồng, vật nuôi.

Người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật bảo hộ quyền hưởng thành quả lao động và đầu tư trên đất được giao. Theo đó, chị My có quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất mà cụ thể ở đây là hoa quả thu hoạch từ cây trồng trên thửa đất trên.

Bài tập 8: 

Vợ chồng ông Long sinh sống tại thôn Bình Yên xã Chi Thiết, huyện Sơn Dương, năm 2022, vợ chồng ông có tích góp được 300 triệu đồng để mua 1 thửa đất ở thôn bên cạnh (thôn Khán Cầu). Tháng 9/2023, do cần tiền nên vợ chồng ông Long muốn chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất ở thôn Khán Cầu cho anh Nam, nhưng con trai của vợ chồng ông Long (là anh Hiệp đang sinh sống thường trú ở Hà Nội) biết tin và không cho vợ chồng ông chuyển nhượng thửa đất đó, vì muốn vợ chồng ông Long sau này tặng cho thửa đất đó cho mình. 

Hỏi: Vợ chồng ông Long có được chuyển nhượng thửa đất nêu trên không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này…”.

Căn cứ quy định nêu trên, vợ chồng ông Long với tư cách là người sử dụng đất hợp pháp có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013. Anh Hiệp không có quyền ngăn cản việc vợ chồng ông Long chuyển nhượng thửa đất đó.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo