Bài tập phân tích báo cáo tài chính

 

Chúng tôi luôn cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn, mang lại sự hỗ trợ và tư vấn pháp lý chất lượng nhất. Trong tinh thần đó, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý khách hàng bài tập phân tích báo cáo tài chính, một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của mình. Bài tập này không chỉ là cơ hội để thực hành kiến thức mà còn là bước quan trọng trong việc định hình chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Bài tập phân tích báo cáo tài chính

Bài tập phân tích báo cáo tài chính

I.Bài tập phân tích báo cáo tài chính – đánh giá tình hình tài chính

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Ngọc Hưng (kinh doanh trong ngành xây dựng cơ bản)

Cho biết năm 2015 Công ty Cổ Phần Ngọc Hưng có Bảng cân đối kế toán như sau (ĐVT: Triệu đồng)

TÀI SẢN

Cuối năm Đầu năm

NGUỒN VỐN

Cuối năm Đầu năm
A.Tài sản ngắn hạn 13.000 11.000 A.Nợ phải trả 21.800 18.300
1.Tiền 1.600 1.200 1.Nợ ngắn hạn 3.100 2.300
2.Các khoản tương đương tiền 2.700 2.300 2.Nợ dài hạn 18.700 16.000
3.Các khoản phải thu 3.900 4.800      
4.Hàng tồn kho 4.800 2.700 B.Vốn chủ sở hữu 43.100 42.500
B.Tài sản dài hạn 51.900 49.800 1.Vốn cổ phần 30.000 30.000
1.TSCĐ 47.000 46.000 2.Thặng dư vốn 5.200 5.700
2.Đầu tư dài hạn 4.900 3.800 3.Các quỹ 7.900 6.800
Tổng cộng tài sản: 64.900 60.800 Tổng cộng nguồn vốn 64.900 60.800

Các chỉ tiêu bổ sung:

Chỉ tiêu Đầu năm trước Năm trước Năm nay
 

+ Lợi nhuận sau thuế

  72.900 93.700
+ Doanh thu thuần   870.000 980.000
+ Tổng tài sản 61.000    
+ Vốn CSH 39.000    

 

Yêu cầu: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài cính cần thiết

BÀI LÀM

Bảng các chỉ tiêu tài chính của Công ty

Cách tính các chỉ tiêu bình quân

Tài sản bình quân =                            Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ

                                                                                         2

Tài sản bình quân năm trước =      TS đkỳ năm trước + TS đkỳ năm nay

                                                                                          2

Tài sản bình quân năm nay =            TS đkỳ năm nay + TS ckỳ năm nay

                                                                                          2

Chỉ tiêu Cách tính Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
1.Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu Vốn CSH

Tổng nguồn vốn

0,66 0,7 -0,04
2.Hệ số tài trợ TSDH từ vốn CSH TSDH

Vốn CSH

1,2 1,17 +,003
3.Hệ số thanh toán nhanh Tiền + các khoản TĐT

Nợ ngắn hạn

1,38 1,52 -0,14
4.Hệ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản

Nợ phải trả

2,98 3,32 -0,34
5.Hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế

Tài sản bình quân

1,49 1,2 +0,29
6.Hệ số lợi nhuận trên VCSH (ROE) Lợi nhuận sau thuế

VCSH bình quân

2,19 1,79 +0,4
7.Hệ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

0,09 0,08 +0,01


Căn cứ vào Bảng tính ở trên ta thấy tình hình tài chính của Công ty như sau:

1. Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu (HSTT VCSH)

HSTT VCSH cuối năm đã giảm so với đầu năm, chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đã giảm đi. Tuy nhiên, tại 2 thời điểm đầu năm và cuối năm chỉ tiêu này vẫn ở mức khá cao nên không ảnh hưởng nhiều và doanh nghiệp vẫn đảm bảo tính chủ động trong hoạt động tài chính.

2. Hệ số tài trợ TSDH từ VCSH (HSTT TSDH VCSH)

HSTT TSDH VCSH cuối năm đã tăng 3% so với đầu năm. Tuy nhiên tốc độ tăng nhỏ chứng tỏ phần lớn các TSDH được dầu tư từ nợ phải trả mà chủ yếu là từ nợ dài hạn trong nợ phải trả. Như vậy, tính chủ động trong hoạt động tài chính vẫn ổn định.

3. Hệ số thanh toán nhanh (HSTTN)

HSTTN cuối năm giảm so với đầu năm (-14%). Tuy nhiên cả hai thời điểm này HSTTN vẫn lớn hơn 1. Điều này cho thấy doanh nghiệp thừa vốn bằng tiền không phải lo ngại về khả năng thanh toán nhanh nhưng thừa tiền lại có thể dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn.

4. Hệ số thanh toán tổng quát (HSTTTQ)

HSTTTQ cuối năm giảm so với đầu năm (-34%). Tuy nhiên tại 2 thời điểm đầu năm và cuối năm vẫn lớn hơn 2. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn thừa khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả.

5. Chỉ tiêu ROA

Chỉ tiêu ROA năm nay cao hơn năm trước 0.29 và ở cả 2 năm đều ở mức rất cao phản ánh hiệu quả sử dụng các tài sản của doanh nghiệp là khả quan. Đây cũng là nhân tố rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư, nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

6. Chỉ tiêu ROE

Chỉ tiêu ROE cuối năm tăng so với đầu năm 0,4 và ở cả 2 năm đều ở mức rất cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn rất tốt. Điều này sẽ thu hút thêm các nhà đầu tư vào doanh nghiệp hoặc có cơ sở để vay thêm vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

7. Chỉ tiêu ROS

Chỉ tiêu ROS cuối năm cũng tăng so với đầu năm 0,01. Tuy nhiên so với tốc độ tăng của ROA và ROE  thì lại thấy xu hướng tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này rất tốt.

II. Công ty luật ACC giải đáp các câu hỏi thường gặp 

  1. Câu hỏi: Tại sao phân tích báo cáo tài chính là quan trọng?

    Trả lời: Phân tích báo cáo tài chính là quan trọng vì nó giúp nhà đầu tư và quản lý đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích các chỉ số như lợi nhuận, thanh khoản, và nợ, người quan tâm có thể đưa ra quyết định thông tin hơn về sức khỏe tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

  2. Câu hỏi: Làm thế nào để phân tích tỷ lệ lợi nhuận trên báo cáo tài chính?

    Trả lời: Để phân tích tỷ lệ lợi nhuận, bạn có thể chia lợi nhuận ròng cho doanh thu. Tỷ lệ lợi nhuận là một chỉ số quan trọng, giúp xác định khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lợi nhuận giảm, điều này có thể là dấu hiệu của vấn đề tài chính hoặc hiệu suất kinh doanh không hiệu quả.

  3. Câu hỏi: Làm thế nào để đánh giá khả năng thanh toán thông qua báo cáo tài chính?

    Trả lời: Để đánh giá khả năng thanh toán, bạn có thể xem xét các chỉ số như tỷ lệ nợ/phần vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh toán nhanh, và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Nếu tỷ lệ nợ cao hoặc dòng tiền không ổn định, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nghĩa vụ tài chính và cần phải thực hiện biện pháp để cải thiện tình hình.

Trong cuộc hành trình phân tích báo cáo tài chính, chúng ta đã cùng nhau khám phá và hiểu rõ hơn về những con số, chỉ số quan trọng và xu hướng tài chính của doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học, chúng ta đã có cơ hội đưa ra những nhận định sâu sắc và đề xuất những biện pháp cải thiện. Công ty Luật ACC hy vọng rằng bài tập này không chỉ là một thách thức mà còn là một trải nghiệm giáo dục quý báu, giúp nâng cao năng lực phân tích tài chính và quản lý kinh doanh. Chân thành cảm ơn sự nỗ lực và cam kết của Quý khách hàng trong quá trình thực hiện bài tập này. Chúng tôi tin rằng, thông qua sự hợp tác chặt chẽ, chúng ta sẽ đạt được những thành công to lớn trong tương lai.

 
 

    

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (552 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo