Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán [Cập nhập 2022]

Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà phát triển hội nhập cùng với nền kinh tế toàn cầu. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, kiểm toán Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và chất lượng quản trị. Pháp luật về kiểm toán được hình thành từ khá sớm và tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức kiểm toán như hiện nayVậy yêu cầu của bằng chứng kiểm toán là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

 

Yêu Cầu Của Bằng Chứng Kiểm Toán

yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán trong tiếng Anh gọi là Audit.

Kiểm toán được hiểu là một quá trình thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập. Hay nói một cách đơn giản, kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.

Ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ đối với chủ thể doanh nghiệp được kiểm toán mà còn là căn cứ quan trọng của những nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.

Xét về hình thức kiểm toán, có 3 loại kiểm toán gồm:

  • Kiểm toán nhà nước: được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
  • Kiểm toán độc lập: đâylà hình thức kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.
  • Kiểm toán nội bộ: là những kiểm toán viên trong chính nội bộ của công ty, tổ chức. Việc kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

2. Bằng chứng kiểm toán là gì?

Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác.

Đối với các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt động cùa kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc giám sát này có thể do nhà quản lý tiến hành đối với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung (Trong trường hợp xảy ra kiện tụng đối với kiểm toán viên hay công ty kiểm toán).

3. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán là những tài liệu có giá trị về mặt pháp lý chứng minh và xác thực cho một doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh và làm việc dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Do đó, bằng chứng kiểm toán cần chú ý đến những yêu cầu quan trọng sau đây:

  • Bằng chứng kiểm toán cần đảm bảo yếu tố phù hợp

Sự phù hợp chính là căn cứ để kiểm toán viên dựa vào đó đưa ra những kết luận chính xác nhất về hoạt động kiểm toán đối với tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Một bằng chứng được đưa ra cần đáp ứng về sự phù hợp và cần phải đảm bảo độ tin cậy cao. Trong đó tính phù hợp chính là sự logic hay những mối liên quan mật thiết với nhau.

  • Bằng chứng kiểm toán cần đảm bảo sự tin cậy

Về sự tin cậy, bằng chứng kiểm toán có thể được đánh giá theo những nguyên tắc sau đây:

Một là, bằng chứng kiểm toán được thu thập từ các nguồn độc lập bên ngoài đơn vị, có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán do đơn vị được kiểm toán cung cấp. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ: Tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán được thu thập từ nguồn bên ngoài có thể không đáng tin cậy nếu nguồn gốc tài liệu, thông tin không rõ ràng.

Hai là, bằng chứng kiểm toán được tạo ra trong nội bộ đơn vị được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn khi các kiểm soát liên quan (kể cả các kiểm soát đối với việc tạo lập và lưu trữ các bằng chứng) được thực hiện hiệu quả.

Ba là, bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên trực tiếp thu thập đáng tin cậy hơn so với bằng chứng kiểm toán được thu thập gián tiếp hoặc do suy luận.

Bốn là, bằng chứng kiểm toán dạng văn bản (có thể là trên giấy tờ, dạng điện tử, hoặc các dạng khác) đáng tin cậy hơn bằng chứng được thu thập bằng lời. Chẳng hạn, văn bản có chữ ký của người xác nhận thông tin sẽ đảm bảo độ tin cậy hơn thông tin thu thập được từ cuộc phỏng vấn bằng lời với chính người đó.

Năm là, bằng chứng kiểm toán là các chứng từ, tài liệu gốc đáng tin cậy hơn bằng chứng kiểm toán là bản sao chép, bản fax hoặc các tài liệu được quay phim, số hóa hoặc được chuyển thành bản điện tử.

Sáu là, bằng chứng kiểm toán là các chứng từ điện tử phải đảm bảo yêu cầu: Thông tin dữ liệu điện tử phải được mã hóa, không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin; phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng bằng chứng từ điện tử không đúng quy định; được xác thực bằng chữ ký số của cá nhân hoặc đơn vị có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu (trong điều kiện phù hợp).

  • Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo tính đầy đủ

Sự đầy đủ ở đây chính là muốn nói tới số lượng bằng chứng kiểm toán, dĩ nhiên sẽ không có số lượng đầy đủ mà nó sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế và những suy luận, phán xét mang tính chuyên chuyên môn của kiểm toán viên.

Những sai sót trong doanh nghiệp càng lớn thì bằng chứng kiểm toán càng nhiều lên, ngược lại cần chất lượng của bằng chứng kiểm toán càng cao thì có thể cần đến ít bằng chứng kiểm toán hơn.

Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán dựa trên số lượng bằng chứng kiểm toán viên thu thập được và đương nhiên chúng cần đảm bảo được yếu tố hợp lý và cần thiết, đủ căn cứ để hỗ trợ cho kiểm toán viên đưa ra những nhận định và kết luận cuối cùng một cách chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề yêu cầu của bằng chứng kiểm toán, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về yêu cầu của bằng chứng kiểm toán vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo