Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả năm 2023

Vấn nạn xâm phạm quyền tác giả trong thời gian gần đây đang ở con số đáng báo động. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Vậy đăng ký bảo hộ quyền tác giả có ý nghĩa như thế nào đối với chính chủ thể đăng ký và tài sản trí tuệ của xã hội. Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật ACC để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

y-nghia-cua-viec-dang-ky-bao-ho-quyen-tac-gia

Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

1. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả là gì?

Tùy từng loại tài sản trí tuệ pháp luật sẽ đưa ra những cơ chế bảo vệ khác nhau, trong các quyền sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả là tài sản khá đặc biệt và được bảo hộ một cách tự động, tức là không phải qua thủ tục đăng ký giống như quyền sở hữu công nghiệp hay quyền đối với giống cây trồng.

Để xác định được đúng và đẩy đủ ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì chúng ta cần hiểu khái niệm đang được nhắc tới đó là “Đăng ký bảo hộ quyền tác giả”.

Pháp luật sở hữu trí tuệ đưa ra khái niệm về các loại quyền và từng nội dung chi tiết về trình tự thủ tục, cách thức bảo hộ nhưng lại không nêu thế nào là bảo hộ quyền tác giả.

Theo sự kết hợp từ từ điển Tiếng Việt và pháp luật sở hữu trí tuệ có thể rút ra khái niệm bảo hộ quyền tác giả như sau: Đó là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả của người sáng tạo ra tác phẩm, với việc ghi nhận bằng văn bằng bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ, các chủ thể khác nếu như có hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Hay hiểu theo cách khác, đó là sự tổng hợp chế định pháp lý nhằm bảo hộ bằng pháp luật quyền, lợi ích của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

>>>Tìm hiểu thêm: Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

2. Có bắt buộc đăng ký bảo hộ quyền tác giả?

Tại khoản 1 Điều 6 Luât Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 quy định:

“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

  1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”.

Như vậy, pháp luật xác định rất rõ quyền tác giả là trường hợp không phải thực hiện đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, loại quyền này chỉ bảo hộ hình thức chứ không bảo hộ ý tưởng nội dung.

Vì vậy một tác phẩm dù có hay hay dở đến mức nào những miễn được tác giả sáng tạo và thể hiện ở dạng hình thức cụ thể mà người đọc có thể tiếp cận được đã được bảo hộ.

3. Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả 

Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là nội dung rất quan trọng cần tìm hiểu. Vậy ý nghĩa của quyền tác giả được thể hiện như thế nào? Với từng nhóm chủ thể cụ thể việc bảo hộ quyền này có tác động khác nhau.

3.1. Với chủ thể sáng tạo

Để tạo điều kiện cho công dân phát huy được tài năng trong việc sáng tạo những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có giá trị, Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ đều có những quy định nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo trí tuệ của mỗi cá nhân.

Các quyền nhân thân và các quyền tài sản của tác giả, của chủ thể quyền liên quan và của chủ sở hữu quyền tác gỉa ở Việt Nam được pháp luật bảo đảm thực hiện.

Bảo hộ quyền tác giả nhằm hướng tới một cộng đồng tôn trọng “tài sản trí tuệ” và chỉ có ý nghĩa nếu người sáng tạo thực sự được tôn trọng các quyền về mặt tinh thần, quyền về mặt kinh tế, được hưởng các lợi ích được khai thác từ chính tác phẩm của mình.

3.2. Đối với sự phát triển quốc gia

Bộ luật Dân sự cùng Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Tạo điều kiện cho tác giả, chủ thể quyền liên quan có ý thức và trách nhiệm sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học có chất lượng về nội dung và nghệ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển khoa học, công nghệ của đất nước trong thời kì đổi mới.

4. Ai được đăng ký bảo hộ quyền tác giả?

Khi đã hiểu rõ ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả, vậy ai được đăng ký bảo hộ, có phải tất cả mọi nhóm đối tượng hay không?

Theo Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 quy định thì người được quyền đăng ký bảo hộ quyền tác giả là tác giả tự sáng tạo ra tác phẩm đó hoặc là chủ sở hữu quyền đó thông qua việc chuyển nhượng quyền theo quy định pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi giúp quý độc giả biết được ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả để có lựa chọn phù hợp. Công ty Luật ACC chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả nhanh chóng, uy tín, tiết kiệm, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

 5. Các câu hỏi thường gặp.

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả là gì ?

  • Đăng ký bản quyền tác giả là việc làm cần thiết để người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm, xâm phạm tác phẩm như: sao chép, lạm dụng tác phẩm đó để thu lợi. Đây việc mà pháp luật công nhận cho sự sáng tạo của tác giả bằng sự tâm huyết, thời gian và công sức.

Điều kiện đăng ký quyền tác giả như thế nào?

Để được đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện:

  •  Phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định như tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm điện ảnh,…
  •  Phải có tính nguyên gốc, do chính tác giả trực tiếp tác giả sáng tạo ra mà không sao chép, bắt chước tác phẩm khác đã được công bố.
  •  Chủ sở hữu tác phẩm và tác giả trực tiếp sáng tạo tác phẩm mới có quyền bảo hộ quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Căn cứ theo điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu. Các yêu cầu về tờ khai:

  • Phải được làm bằng Tiếng Việt
  • Ghi đầy đủ thông tin, chữ ký của người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
  • Tóm tắt nội dung của tác phẩm
  • Cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bản sao tác phẩm đăng ký (2 bản)

Giấy ủy quyền nếu ủy quyền cho người khác thực hiện việc nộp đơn

Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (nếu có)

Văn bản đồng ý của các đồng tác giả nếu tác phẩm có đồng tác giả

Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu thuộc sở hữu chung

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bao lâu?

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn.
  • Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì Cục phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

✅ Ý nghĩa: ⭕ việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả
✅ Cập nhật: ⭐ 2023
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (728 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo