Xước Sơn Xe Ô Tô Có Được Bảo Hiểm Không?

Trên thực tế, khi tham gia giao thông xe ô tô rất dễ bị trầy xước do va chạm hay sự tác động của các tác nhân ngoài môi trường. Việc nắm những thông tin cơ bản về bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước sẽ giúp chủ sở hữu xe bảo vệ được quyền lợi một cách tối đa, nhanh chóng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc về việc Xước sơn xe ô tô có được bảo hiểm không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.

Xước Sơn Xe Ô Tô Có Được Bảo Hiểm Không

Xước Sơn Xe Ô Tô Có Được Bảo Hiểm Không?

1. Hiểu như thế nào về bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước?

Bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước chính là một phần của bảo hiểm vật chất xe ô tô. Hiện nay, đa số người sở hữu xe đều đóng loại bảo hiểm này và có áp dụng chính sách bảo hiểm xe ô tô bị trầy xước.

Do đó, khi bị va chạm hoặc có tác động từ môi trường khiến xe xuất hiện vết xước nặng, khó phục hồi, bạn nên chủ động liên hệ ngay với cơ quan bảo hiểm để kiểm tra, xác nhận rồi mới đem đi sửa chữa. Đây là bước làm vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ xe.

Bảo hiểm vật chất xe ô tô là một trong những bảo hiểm không bắt buộc khi mua xe. Tuy vậy, nên mua bảo hiểm này vì nó giúp mình bảo vệ được thân vỏ cùng các thiết bị ở trên xe từ đó giảm gánh nặng tài chính khi va quẹt, trầy xước, mất cắp…

Hiện nay có rất nhiều gói bảo hiểm vật chất ô tô. Trong đó, mỗi loại sẽ có sự khác biệt về giá bán, chính sách, điều kiện cũng như đối tượng được hưởng quyền lợi.

Vì vậy, bạn hãy hiểu kỹ lưỡng để chọn loại bảo hiểm vật chất ô tô phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng của bản thân.

2. Các trường hợp nào bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước được bồi thường?

Nhiều người cho rằng khi tham gia bảo hiểm xe ô tô sẽ nhận được bồi thường trầy xước xe trong bất kỳ trường hợp nào. Tuy nhiên, theo quy định của bảo hiểm thì hoàn toàn không phải vậy.

2.1 Trường hợp được nhận bồi thường

  • Xe xảy ra tai nạn, va chạm, lật đổ ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu xe dẫn đến trầy xước.
  • Xe bị trầy xước do thủy kích hoặc bị hỏng hóc do điều kiện môi trường bên ngoài bất thường như động đất, mưa bão, lũ lụt, sụt lở…
  • Do vật thể bên ngoài tác động làm trầy xước xe.

2.2 Trường hợp không được nhận bồi thường

  • Người lái có hành vi cố ý gây tai nạn dẫn đến trầy xước xe
  • Người lái vi phạm pháp luật dẫn đến va chạm làm trầy xước xe như: Sử dụng rượu, bia, chất kích thích, vận chuyển hàng cấm…
  • Xe ô tô không có đăng kiểm hợp pháp, chở quá tải trọng cho phép hoặc vi phạm giao thông…
  • Người lái xe không có đầy đủ giấy phép lái xe đúng quy định của pháp luật.
  • Xe bị hỏng hóc, trầy xước do các yếu tố như khủng bố hoặc chiến tranh.
  • Xe bị hỏng hóc, trầy xước hoặc hao mòn qua quá trình sử dụng mà không phải do các yếu tố bên ngoài tác động.
  • Xe xảy ra va chạm, bị mất cắp hoặc gặp tai nạn ngoài lãnh thổ Việt Nam (trừ khi đã có thỏa thuận riêng với công ty bảo hiểm).

3. Bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước như thế nào?

Để nhận bảo hiểm xe ô tô khi bị trầy xước thì chủ sở hữu thực hiện theo 03 bước sau:

Bước 1: Khi xe có vết xước điều đầu tiên bạn cần làm là thông báo cho hãng bảo hiểm đã ký hợp đồng.

Bước 2: Khi nhận được thông tin, hãng bảo hiểm cử nhân viên xuống giám định tình hình trầy xước của xe. Người này cũng sẽ cấp cho bạn một biên bản để ghi liệt kê đầy đủ các thông tin về: Họ tên, số điện thoại chủ xe, biển số xe ô tô, thời gian, địa điểm xảy ra sự cố và cả diễn biến cụ thể. Lúc này bạn chỉ cần kê khai thành thật những gì đã xảy ra và nộp lại cho nhân viên giám định.

Bước 3: Nhân viên giám định có trách nhiệm báo cáo với công ty bảo hiểm ngay sau khi có được các thông tin cần thiết. Sau khoảng 2 -3 ngày, bên bảo hiểm sẽ thông báo cho bạn đơn vị sửa chữa để khắc phục vết trầy xước. Lúc này, bạn chỉ cần cầm theo giấy giấy bảo hiểm đến địa chỉ đã được cung cấp.

Thời gian xử lý vết xước trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế. Việc của bạn lúc này là chờ đợi và nhân viên sửa chữa liên hệ tới nhận lại xe.

4. Quy định về mức miễn thường bảo hiểm

Mức phí miễn thường là khoản phí mà người mua bảo hiểm chia sẻ rủi ro trong trường hợp không may xảy ra tổn thất với công ty bảo hiểm. Hiện nay, quy định có 2 loại mức miễn thường đó là:

Miễn thường có khấu trừ: là khoản chi phí mà khách hàng phải tự chịu cho các tổn thất, trước khi phía công ty bảo hiểm chi trả các chi phí còn lại.

Miễn thường không khấu trừ: là khoản phí mà khách hàng phải chịu cho các rủi ro tổn thất có chi phí nhỏ hơn mức miễn thường, trường hợp này phía công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm tiến hành chi trả toàn bộ các chi phí tổn thất.

5. Hướng dẫn cách xử lý xe ô tô khi bị trầy xước nhẹ?

Trong trường hợp xe bị trầy xước nhẹ ở bề mặt sơn xe, chủ xe hoàn toàn có thể khắc phục vết xước ngay tại nhà bằng những dụng cụ đơn giản, dễ tìm và có chi phí rẻ. Hiện nay, có rất nhiều mẹo xử lý các vết xước nhỏ cực kỳ hiệu quả như sử dụng sơn móng tay, sáp, kem đánh răng, giấy nhám…

Dưới đây là 5 bước trị vết trầy xước trên ô tô mà chủ xe nên tham khảo:

5.1 Xác định rõ vết trầy xước

Khi xe xảy ra va chạm nhẹ hoặc bị vật gì đó cọ xát vào, bề mặt của xe ô tô rất dễ bị trầy xước. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, đó chỉ là 1 vết bẩn xuất hiện trên bề mặt lớp sơn xe. Lúc này, chủ xe nên sử dụng 1 chiếc khăn mềm đã được làm ẩm để lau sạch xung quanh vị trí đó để có thể xác định là vết xước thật sự hay chỉ là vệt bẩn do bám khói bụi.

Và trong trường hợp đó là vết trầy xước, chủ xe cần xác định độ nông, sâu của vết xước, từ đó có cách xử lý phù hợp. Cấu tạo của lớp sơn xe ô tô bao gồm: thép, lớp sơn lót, lớp sơn màu và cuối cùng là lớp sơn bóng. Nên nếu vết xước nhẹ xuất hiện như 1 đường chỉ mảnh hằn trên lớp sơn bóng thì sẽ dễ xử trí hơn.

5.2 Rửa sạch vị trí bị trầy xước

Dùng khăn mềm (không sử dụng khăn cũ bẩn) thấm dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau sạch sẽ xung quanh khu vực bị trầy xước. Động tác này giúp cho việc xử lý vết xước đạt kết quả tốt hơn. Sau đó, dùng 1 chiếc khăn mềm khác để lau khô vị trí trầy xước.

Ngoài ra, chủ xe cũng nên chú ý đến việc rửa ô tô thường xuyên. Vì theo nhiều nghiên cứu, lớp bụi bẩn lâu dần tích tụ trên bề mặt sơn xe cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo ra các vết trầy xước.

5.3 Xử lý vết trầy xước xe ô tô bằng những vật dụng đơn giản

Bạn có thể sử dụng những vật dụng sau: Kem đánh răng / Sơn móng tay / Giấy chà nhám / Lọ sơn cùng tông màu với sơn xe (cần đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng sơn). Bởi trong những vật dụng quen thuộc trên có chất liệu làm mờ vết xước hữu hiệu đồng thời tạo độ bóng rất tốt.

Dùng Kem đánh răng / Sơn móng tay / Giấy chà nhám thấm 1 chút nước / Lọ sơn cùng tông màu với sơn xe chà nhẹ lên vết trầy xước. Lưu ý, cần chà cùng chiều với vết trầy xước để tránh làm lan rộng hoặc khiến cho vết xước thêm sâu hơn. Sau đó, đợi khoảng 1 tiếng để kem đánh răng / sơn móng tay được khô.

5.4 Lau sạch vị trí bị trầy xước 

Rửa sạch lại vết trầy xước 1 lần nữa, tiếp đó bạn dùng khăn mềm lau thật khô. Ở 1 số gara, các kỹ thuật viên sử dụng máy nén hơi để việc làm sạch và khô vết xước đạt hiệu quả tốt nhất.

5.5 Làm mịn vết trầy xước bằng dung dịch đánh bóng

Thoa dung dịch đánh bóng lên vị trí trầy xước. Lưu ý, cần thực hiện bước này với thao tác nhanh gọn và thoa theo hướng ngược với chiều kim đồng hồ. Tiếp tục thoa đến khi thấy vết trầy xước đã mờ thì dừng lại.

Sau đó ngay lập tức lấy khăn mềm nhúng nước để lau sạch dung dịch này, đợi khoảng 5 phút để khô và tiếp tục thực hiện công đoạn đánh bóng lần 2, cuối cùng lặp lại động tác vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa xử lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về việc Xước sơn xe ô tô có được bảo hiểm không? Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo