Tham nhũng và tham ô thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu Xử lý tài sản tham nhũng thông qua bài viết dưới đây.
1. Hướng dẫn xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm tham nhũng
Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP được ban hành và đã có hiệu lực từ ngày 15/01/2021, trong đó, hướng dẫn xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm tham nhũng, chức vụ như sau:
– Sau khi thực hiện thụ lý vụ án, Tòa án phải xem xét áp dụng ngay biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội nếu các tài sản này chưa bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn điều tra, truy tố.
– Tòa án xem xét, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, tịch thu tiêu hủy hoặc buộc trả lại, bồi thường cho chủ thể là chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật đối với tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ, cụ thể bao gồm:
+ Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội.
+ Tiền, tài sản bị chiếm đoạt.
+ Của hối lộ.
+ Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
+ Khoản thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội.
+ Lợi nhuận, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản do phạm tội mà có.
+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
– Tài sản thuộc trường hợp bị tịch thu sung ngân sách nhà nước không còn tại thời điểm giải quyết vụ án thì Tòa án quyết định tịch thu trị giá tài sản theo kết luận định giá của cơ quan có thẩm quyền.
– Trong trường hợp tài sản có nguồn gốc từ tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ đã được nhập vào khối tài sản thuộc sở hữu chung thì Tòa án chỉ tịch thu hoặc buộc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đối với phần tài sản có nguồn gốc từ tội phạm. Lợi nhuận thu được từ khối tài sản chung này cùng được chia theo tỷ lệ để tịch thu hoặc trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
Hiệu quả của hoạt động xử lý đối với các tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế trên thực tế sẽ không chỉ bắt đầu từ khi bản án có hiệu lực pháp luật mà nó cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả từ khi phát hiện, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Cần xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
2. Các phương thức thu hồi tài sản
Hiện nay, ta nhận thấy, có 4 phương thức cơ bản để thu hồi tài sản do phạm tội mà có. Cụ thể:
Theo phương thức thu hồi tài sản trên bản án hình sự này, sau khi có phán quyết của Tòa án đối với bị cáo phạm tội. Việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có được thực hiện bằng việc ban hành và thực hiện quyết định thu hồi tài sản. Những chủ thể là những người thực thi pháp luật sẽ phải thu thập chứng cứ, tìm kiếm và bảo vệ tài sản, thực hiện truy tố đối với cá nhân hoặc pháp nhân và có được phán quyết của toà án. Sau khi có phán quyết, toà án có thể ban hành lệnh tịch thu tài sản.
Trong trường hợp tài sản do phạm tội mà có đã được tẩu tán sang quốc gia khác, phương thức thu hồi tài sản sẽ dựa trên truy tố hình sự sẽ được thực hiện thông qua cơ chế hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Trong hợp tác quốc tế dù là theo tương trợ không chính thức và yêu cầu tương trợ tư pháp, cần phải được diễn ra trong suốt quá trình tìm kiếm và bảo vệ tài sản ở nền tài phán nước ngoài, cũng như trong giai đoạn thực thi lệnh cuối cùng về tịch thu tài sản. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thực hiện truy tố sẽ cần yêu cầu tương trợ tư pháp từ nước có tài sản phạm tội.
Yêu cầu quốc gia có tài sản phạm tội phải công nhận trực tiếp quyết định thu hồi tài sản hoặc thực thi quyết định này; hoặc sẽ có trách nhiệm tự mình tiến hành thủ tục để xác nhận nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản và, theo thủ tục pháp lý của quốc gia này, trả lại tài sản tham nhũng cho quốc gia có yêu cầu (đã thực hiện phiên tòa hình sự trước đó).
Mục đích của việc truy tố và tịch thu hình sự thực chất đó chính là sự công nhận của xã hội về bản chất tội phạm hình sự của tham nhũng và trách nhiệm của người vi phạm. Thêm vào đó, các hình thức phạt tù, phạt tiền và tịch thu tài sản góp phần răn đe, ngăn ngừa các vi phạm tương tự sau này.
Hiện nay, số tiền thu hồi được trong các vụ án hình sự vẫn tương đối khiêm tốn so với số lượng tài sản bị đánh cắp, tham nhũng. Để nhằm mục đích có thể giải quyết những thách thức này, tư pháp một số nước đã phát triển các hình thức thu hồi tài sản khác, gồm thu hồi không dựa trên bản án hình sự và thu hồi thông qua quyết định hành chính.
– Thứ hai: Tịch thu không dựa trên bản án hình sự:
Nhằm mục đích chính đó là để có thể nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản do phạm tội mà có, khắc phục những hạn chế của biện pháp thu hồi dựa trên truy tố hình sự (thường được gọi là thu hồi hình sự), một số quốc gia chọn biện pháp thu hồi tài sản do phạm tội mà có (đặc biệt với tội phạm tham nhũng) mà không cần dựa trên bản án hình sự hay gọi là thu hồi dân sự.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Xử lý tài sản tham nhũng mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận