Thủ tục xin giấy phép kinh doanh gỗ [Chi tiết 2024]

Đồ gỗ nội thất là một phạm trù để sử dụng để kể về những sản phẩm đồ dùng được sử dụng phục vụ cho cuộc sống gia đình với chất liệu bằng gỗ. Đây là các sản phẩm có lịch sử xuất hiện lâu đời và phát triển qua từng giai đoạn với từng đặc trưng khác nhau, mang đến những trải nghiệm sử dụng mới lạ cho con người. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh gỗ [Chi tiết 2023]. Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Cơ Quan đăng Ký Kinh Doanh Là Cơ Quan Nào

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh gỗ [Chi tiết 2023]

1. Kinh doanh là như thế nào ?

Cụ thể theo quy định chi tiết tại khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

21. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Theo quy định này, có thể hiểu kinh doanh là những công việc được thực hiện liên quan đến mua bán hàng hoá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận dù có thể không cần phải thực hiện đầy đủ các bước trong việc tiêu thụ hoặc cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Do đó, kinh doanh có thể là hoạt động đầu tư, sản xuất hay cung ứng hàng hoá, dịch vụ hoặc mua bán, trao đổi hàng hoá… để tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, theo nghĩa phổ thông, nhiều người thường chỉ quan niệm kinh doanh là việc buôn bán hàng hoá, dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận.

Như vậy, dù theo nghĩa thông thường hay theo quy định của pháp luật, phân biệt hoạt động kinh doanh với các hành vi khác là mục đích sẽ tạo nên lợi nhuận. Còn những hành vi khác, dùng về mặt hình thức cũng giống kinh doanh nhưng nếu không nhằm tạo ra lợi nhuận thì cũng không được coi là kinh doanh.

2. Cơ sở pháp lý 

– Luật Doanh nghiệp 2014;
– Nghị định 78/2015/ NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

3. Những điều kiện về cấp phép kinh doanh đồ gỗ

Để kinh doanh gỗ và xin cấp giấy phép kinh doanh gỗ trước tiên bạn cần thành lập một cơ sở kinh doanh gỗ. Tùy vào từng quy mô, bạn có thể chọn những loại hình phù hợp như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiên, kinh doanh, sản xuất gỗ lại là một ngành nghề đặc biệt nên nếu muốn lấy được giấy phép kinh doanh gỗ, cần phải đáp ứng được một số điều kiện sau:

– Thành lập hợp pháp

– Có cơ sở, phân xưởng lớn để chứa gỗ.

– Xưởng gỗ phải đảm bảo an toàn về các điều kiện phòng cháy, chữa cháy, vấn đề môi trường,…

– Nếu trực tiếp khai thác phải xin được giấy phép của kiểm lâm,…

4. Đăng ký kinh doanh đồ gỗ như thế nào ?

Bạn có thể lựa chọn 2 hình thức chính đó là đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc đăng ký thành lập công ty. Mỗi hình thức thì thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

 a. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể kinh doanh đồ gỗ

– Bản sao chứng minh thư nhân dân có công chứng của chủ cửa hàng hay chủ hộ kinh doanh.

– Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể để mở cửa hàng theo quy định.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn mang hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận, nơi đặt địa chỉ cửa hàng. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh trong thời gian khoảng 5 ngày.

b. Thành lập công ty kinh doanh đồ gỗ

Để thành lập công ty đồ gỗ thì doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm những thủ tục sau:

– Danh sách cổ đông hay thành viên công ty

– Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu bản sao hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập…

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty

Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty. Sau đó, chờ từ 3 – 5 ngày để được cấp giấy phép thành lập công ty đồ gỗ. Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay không hợp lệ, Sở KH & ĐT sẽ trả lời lý do bằng văn bản.

5. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh gỗ [Chi tiết 2023]

– Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:
*Về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Theo Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
“1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này.”
*Về hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên:
Quy định tại Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp.
4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
*Về số lượng hồ sơ:
Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 78/2015/ NĐ-CP quy định:
“1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.”
Như vậy, bác của bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khi muốn thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
*Trình tự, thủ tục:
Tại Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp có quy định về tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:
+ Nộp hồ sơ:
Bác của bạn hoặc người được bác của bạn ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể trường hợp bác của bạn định mở văn phòng tại quận Long Biên, Hà Nội thì sẽ gửi hồ sơ đăng ký đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội.
+ Tiếp nhận hồ sơ:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ cần đăng ký, trao giấy biên nhận cho người thực hiện thủ tục.
+ Xử lý hồ sơ:
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Nhận kết quả:
Người thực hiện thủ tục theo thời gian ghi trên giấy biên nhận đến bộ phận trả kết quả để nhận kết quả.

6. Các câu hỏi thường gặp 

a. Kinh doanh đồ nội thất là gì ?

Nội thất là loại động sản được dùng vào việc trang trí, sử dụng bên trong một không gian như nhà cửa, văn phòng hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của con người. Vậy kinh doanh doanh nội thất là chuyên bán các sản phẩm, vật dụng nội thất cho những người có nhu cầu sử dụng nó. Đồ nội thất bao gồm rất nhiều loại vật dụng khác nhau.

b. Thủ tục kinh doanh đồ gỗ có khó không ?

Giấy phép kinh doanh là một loại giấy tờ cho phép cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây cũng chính là biện pháp, thủ tục để nhà nước có thể quản lý các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chỉ khi hoàn thành thủ tục hành chính bắt buộc là xin giấy phép kinh doanh gỗ, đồ gỗ thì công ty mới được coi là hoạt động hợp pháp.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn mở một xưởng nhỏ sản xuất một số mặt hàng đồ gỗ như tủ, giường, cửa,… hay một xưởng gỗ nhỏ mà bạn không phải là người trực tiếp khai thác gỗ mà việc đó là do một bên khác làm và cung cấp cho bạn thì bạn đơn giản chỉ cần thành lập doanh nghiệp hay sản xuất theo hộ kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận kinh doanh bình thường như kinh doanh các mặt hàng không có điều kiện mà không cần bận tâm tới giấy phép kinh doanh gỗ.

Nhưng trường hợp nếu bạn là người khai thác gỗ, cơ sở sản xuất của bạn trực tiếp khai thác và sản xuất những loại gỗ này thì giấy phép kinh doanh gỗ, đồ gỗ là rất cần thiết.

c. Để mở cửa hàng đồ gỗ cần bao nhiêu tiền ?

Do đó, rất khó để xác định một con số chính xác cho bạn, tuy nhiên, thông thường, để mở một cửa hàng đồ gỗ, bạn sẽ cần chuẩn bị tối thiểu từ 100 – 200 triệu trở lên. Khi mở cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ, bạn phải đặt tên cho cửa hàng.

d. Nên đặt tên cửa hàng kinh doanh đồ gỗ như thế nào ?

Khi mở cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ, bạn phải đặt tên cho cửa hàng. Vì tên cửa hàng có những quy định riêng cần tuân thủ, dó đó bạn cần hết sức lưu ý:

– Tên cửa hàng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Tên cửa hàng phải có cấu trúc đầy đủ, gồm cả loại hình và tên riêng.

– Đặc biệt, tên cửa hàng không được trùng lặp hay giống với cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện. Để tránh trùng lặp, bạn có thể dùng tên tiếng anh, hay tên viết tắt khi đăng ký kinh doanh.

Trên đây là những nội dung về Thủ tục xin giấy phép kinh doanh gỗ [Chi tiết 2023] do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo